Việt Nam lạc quan sau 365 ngày
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ (29/12), một trong những vấn đề đáng chú ý đó là tăng trưởng kinh tế của nước ta trong năm 2010 ước đạt 6,78 %, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm ngoái.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12. Đây là phiên họp cuối năm nhằm đánh giá tình hình kinh tế xã hội, công tác cải cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng chương trình công tác của Chính phủ và tình hình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong năm 2010.
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2010, các thành viên Chính phủ nhất trí cho rằng mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới, cộng với thiên tai khắc nghiệt với những trận mưa lũ liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự chủ động vượt khó của các doanh nghiệp nên sản xuất kinh doanh của các ngành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực.
Một năm nhìn lại, tăng trưởng kinh tế năm 2010 ước đạt 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ khẳng định: Các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô đề ra trong năm 2010 được thực hiện hiệu quả, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều tăng cao; kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 40%, nhập siêu kiểm soát chỉ bằng hơn 17% so với kim ngạch nhập khẩu; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên trên 830 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 42% GDP…
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng có nhiều tiến triển tích cực; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia được giữ vững.
Năm 2010 còn là năm Việt Nam gặt hái được nhiều thành công lớn trong công tác đối ngoại, tạo thế và lực mới cho đất nước hội nhập sâu rộng với quốc tế.
Những kết quả này là tiền đề quan trọng để Chính phủ tiếp tục quản lý, chỉ đạo và điều hành hiệu quả nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững.
Cùng với thành tựu, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá những yếu tố không thuận lợi, những khó khăn, thách thức và cả tồn tại, bất cập cần khắc phục trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Nổi lên là ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,19%, lãi suất cho vay còn khá cao, bất cập trong quản lý các tập đoàn kinh tế, chỉ tiêu về môi trường chưa đạt yêu cầu, nhất là vấn đề nước thải...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các thành viên Chính phủ trong năm 2011 trước hết tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu năm 2011 đạt mức tăng trưởng trên 7%. Trước mắt bằng các giải pháp tổng hợp tập trung kiểm soát giá trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Thủ tướng cũng cho biết là năm 2011 Chính phủ sẽ giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước và chỉ tập trung vào các công trình thiết yếu. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với cơ chế kiểm tra, đôn đốc cụ thể. Từng thành viên Chính phủ phải chủ động trong công tác thông tin, tuyên truyền định hướng đúng dư luận.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành quan tâm hơn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nhất là 3 lĩnh vực mà quản lý còn yếu là đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng và doanh nghiệp nhà nước, tăng cường hợp tác, phối hợp trong xây dựng chính sách, điều hành các vấn đề kinh tế quan trọng.
Đồng thời từng bộ ngành tiến hành tổng kết nhiệm kỳ về chức năng, nhiệm vụ để khẳng định những thuận lợi và đề xuất các giải pháp khắc phục những vướng mắc, nay sinh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cũng như sự phối hợp giữa các bộ, ngành chức năng.
Nguồn: VnMedia
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12. Đây là phiên họp cuối năm nhằm đánh giá tình hình kinh tế xã hội, công tác cải cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng chương trình công tác của Chính phủ và tình hình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong năm 2010.
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2010, các thành viên Chính phủ nhất trí cho rằng mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới, cộng với thiên tai khắc nghiệt với những trận mưa lũ liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự chủ động vượt khó của các doanh nghiệp nên sản xuất kinh doanh của các ngành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực.
Kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả rất đáng khích lệ |
Một năm nhìn lại, tăng trưởng kinh tế năm 2010 ước đạt 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ khẳng định: Các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô đề ra trong năm 2010 được thực hiện hiệu quả, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều tăng cao; kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 40%, nhập siêu kiểm soát chỉ bằng hơn 17% so với kim ngạch nhập khẩu; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên trên 830 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 42% GDP…
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng có nhiều tiến triển tích cực; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia được giữ vững.
Năm 2010 còn là năm Việt Nam gặt hái được nhiều thành công lớn trong công tác đối ngoại, tạo thế và lực mới cho đất nước hội nhập sâu rộng với quốc tế.
Những kết quả này là tiền đề quan trọng để Chính phủ tiếp tục quản lý, chỉ đạo và điều hành hiệu quả nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững.
Cùng với thành tựu, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá những yếu tố không thuận lợi, những khó khăn, thách thức và cả tồn tại, bất cập cần khắc phục trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Nổi lên là ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,19%, lãi suất cho vay còn khá cao, bất cập trong quản lý các tập đoàn kinh tế, chỉ tiêu về môi trường chưa đạt yêu cầu, nhất là vấn đề nước thải...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các thành viên Chính phủ trong năm 2011 trước hết tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu năm 2011 đạt mức tăng trưởng trên 7%. Trước mắt bằng các giải pháp tổng hợp tập trung kiểm soát giá trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Thủ tướng cũng cho biết là năm 2011 Chính phủ sẽ giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước và chỉ tập trung vào các công trình thiết yếu. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với cơ chế kiểm tra, đôn đốc cụ thể. Từng thành viên Chính phủ phải chủ động trong công tác thông tin, tuyên truyền định hướng đúng dư luận.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành quan tâm hơn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nhất là 3 lĩnh vực mà quản lý còn yếu là đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng và doanh nghiệp nhà nước, tăng cường hợp tác, phối hợp trong xây dựng chính sách, điều hành các vấn đề kinh tế quan trọng.
Đồng thời từng bộ ngành tiến hành tổng kết nhiệm kỳ về chức năng, nhiệm vụ để khẳng định những thuận lợi và đề xuất các giải pháp khắc phục những vướng mắc, nay sinh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cũng như sự phối hợp giữa các bộ, ngành chức năng.
Nguồn: VnMedia