Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc tăng trưởng khá trong 9 tháng đầu năm

Nền kinh tế công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách địa phương
Nền kinh tế công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách địa phương
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong 9 tháng đầu năm, về tài chính ngân sách, tỉnh đều đạt được những kết quả tích cực. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có những khởi sắc nhất định, từ đó tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước cho tỉnh.

Tính đến 15/9/2022, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 25.013 tỷ đồng, tăng 4,66% so với cùng kỳ, bằng 78,43% dự toán.

Trong đó, thu nội địa đạt 20.250 tỷ đồng, tăng 0,84%, chủ yếu tăng ở khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (đạt 14.280 tỷ đồng, chiếm 70,52% thu nội địa) tăng 7,47% so với cùng kỳ năm trước.

So với dự toán giao đầu năm, tính đến nay, các khoản thu về nhà, đất là nguồn thu vượt mức dự toán lớn nhất (đạt 2.828 tỷ đồng), vượt 64,11%. Thu Hải quan đạt 4.742 tỷ đồng, tăng 33,72% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, công tác quản lý chi ngân sách đã được tăng cường, kiểm soát chi chặt chẽ, quản lý chi theo dự toán, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổng chi ngân sách Nhà nước đến ngày 15/9/2022 đạt 15.725 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển (bao gồm cả tạm ứng) đạt 8.783 tỷ đồng, tăng 17,38%; chi thường xuyên đạt 6.907 tỷ đồng, giảm 3,63% so với cùng kỳ.

Về hoạt động ngân hàng, tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…; đẩy mạnh triển khai các chương trình cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất; triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đến 15/9/2022, tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn ước đạt 97.000 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ, tăng 0,7% so với cuối năm 2021. Tổng dư nợ cho vay đến 30/9/2022 ước đạt 114.500 tỷ đồng, tăng 12,21% so với cuối năm 2021.

Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn vay vốn và ngành, lĩnh vực kinh doanh hầu hết không có nhiều sự biến động so với tháng trước. Lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,3 - 3,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,1 - 5,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6 - 6,7%/năm. Nhiều ngân hàng thực hiện chính sách ưu đãi, hạ lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Đọc thêm

Chuyển dịch năng lượng trong ngành Dầu khí

Kho cảng LNG Thị Vải. Ảnh: PetroVietNam
(PLVN) -  Thời gian qua, doanh nghiệp ngành Dầu khí nước ta đang có những bước đi mạnh mẽ, rõ nét trong dịch chuyển năng lượng từ đen sang xanh. Mới đây nhất, doanh nghiệp ngành Dầu khí đã ký hàng loạt văn bản với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển năng lượng bền vững.

'Lối thoát' cho doanh nghiệp trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đối mặt với 207 vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trước sự gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ những thị trường lớn như Mỹ và Canada, các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động theo dõi thông tin cảnh báo, tích cực phối hợp, cung cấp thông tin... để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích của mình trong các cuộc điều tra.

Ngành ô tô Việt Nam: Cần chuyển đổi để vượt qua thách thức

Trong 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023, sản lượng các linh kiện cũng đều tăng trưởng đáng kể. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang trên đà phát triển, nhưng vẫn gặp nhiều thách thức do phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu và chi phí sản xuất cao. Để khai thác tối đa tiềm năng, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào chuyển đổi số, nâng cao năng lực và mở rộng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhằm tạo bước đột phá cho sự phát triển bền vững.

Để triển khai xây dựng FTA Index đạt hiệu quả, toàn diện, xuyên suốt, Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên phát biểu.
(PLVN) - Chiều 30/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Vụ Chính sách thương mại đa biên đã tổ chức họp tổ chuyên gia FTA Index về xây dựng Bảng câu hỏi điều tra cho doanh nghiệp tại các địa phương để xây dựng Bộ chỉ số FTA Index. Thời gian thu thập thông tin sẽ được tiến hành trong tháng 10 - 11/2024.

Vinachem đặt mục tiêu 3 năm để hoàn thành Dự án muối mỏ kali tại Lào

Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp (bìa trái) làm việc với đại diện Ủy ban Hợp tác Lào - Việt.
(PLVN) - “Đoàn công tác của Tập đoàn vừa có một chương trình làm việc rất hiệu quả với các Bộ, ngành, địa phương phía nước bạn Lào. Sau chuyến đi này, chúng tôi đặt mục tiêu tập trung mọi nguồn lực triển khai dự án trong vòng 3 năm”, ông Phùng Quang Hiệp - Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) trao đổi với PLVN.

Sớm áp dụng giá điện 2 thành phần cho tất cả khách hàng

Áp dụng giá điện 2 thành phần sẽ phản ánh đúng chi phí đầu tư của ngành điện. (Ảnh minh họa: EVN)
(PLVN) - Theo Bộ Công Thương, giá điện 2 thành phần đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, phản ánh đầy đủ chi phí sử dụng điện của khách hàng. Áp dụng cơ chế này ở Việt Nam sẽ quyết định bước tiến trong xác lập thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Đề xuất hoàn thiện thể chế từ cơn bão số 3

Tan hoang sau bão (ảnh: Phạm Công)
(PLVN) - Theo Bộ NN&PTNT, tổng thiệt hại kinh tế do bão số 3 và hoàn lưu sau bão ước tính ban đầu là trên 81,5 nghìn tỷ đồng. Về lâu dài, Bộ đang đề xuất hoàn thiện thể chế hướng đến mục tiêu “Từ ứng phó đến hành động sớm, tăng cường khả năng chống chịu”…

Dư địa thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc còn rất lớn

Dư địa thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc còn rất lớn
(PLVN) -  Hiện trái cây Việt Nam mới chỉ cung cấp cho các tỉnh phía Nam Trung Quốc và một vài địa phương sát biên giới, trong khi đó, thị trường nội địa Trung Quốc có nhu cầu rất lớn với mặt hàng này… Đây là ý kiến được đưa ra tại lễ khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vừa diễn ra sáng 29/9.

Thay đổi để mua bán qua Sở giao dịch phải có giao dịch hàng hóa thật

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương chủ trì Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (MXV) đang như một... “game”, không có hàng hóa giao dịch thật sự, trong khi đó mặt hàng cà phê đã được xuất khẩu và giao dịch thật trên sàn giao dịch hàng hóa ở nước Anh, do đó, cần phải đưa quy định hàng hóa trên Sở giao dịch hàng hóa phải là hàng thật.

Bước chuyển vượt bậc của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến. (Ảnh: TCTT).
(PLVN) - Trả tiền mua rau, tiền photocopy vài nghìn đồng, quét mã QR để thanh toán tiền gửi xe... là các hoạt động đã hiện diện ở nhiều nơi trên toàn quốc, thậm chí cả ở những bản làng xa xôi. Có thể nói, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có một bước chuyển vượt bậc khi tỷ lệ thực hiện đã vượt mục tiêu tại Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.