Kinh tế cuối năm: Vẫn chịu áp lực nhập siêu, giá cả biến động tăng cao

Tại cuộc giao ban kinh tế tháng 8 vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, mặc dù, tình hình sản xuất, kinh doanh và đầu tư tháng 8 gặp một số khó khăn, song kinh tế tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy vậy, về kinh tế cuối năm, có một số vấn đề tồn tại, khó khăn cần được quan tâm xử lý.

Tại cuộc giao ban kinh tế tháng 8 vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, mặc dù, tình hình sản xuất, kinh doanh và đầu tư tháng 8 gặp một số khó khăn, song kinh tế tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy vậy, về kinh tế cuối năm, có một số vấn đề tồn tại, khó khăn cần được quan tâm xử lý.

 

Bốc xếp sản phẩm thép thanh lên xe cho khách hàng tại Công ty Cổ phần thép Cửu Long-VINASHIN
Bốc xếp sản phẩm thép thanh lên xe cho khách hàng tại Công ty Cổ phần thép Cửu Long-VINASHIN

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao hơn kế hoạch đề ra cả năm, 8 tháng tăng 13,7%, cao hơn mức kế hoạch đề ra là 12%. Trong đó, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng cao, trong khi khu vực kinh tế Nhà nước có tốc độ tăng thấp hơn mức kế hoạch toàn ngành.

 

Xuất khẩu có chuyển biến tích cực, 8 tháng kim ngạch xuất khẩu tăng 19,7%, cao hơn mức kế hoạch đề ra là trên 6%. Nếu không tính xuất khẩu vàng, tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng tăng 24,1% so với cùng kỳ.

 

Trong bức tranh xuất khẩu 8 tháng qua, có một số điểm đáng lưu ý, là đến hết tháng 8, ước tính có 13 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm dệt may, dầu thô, giày dép, thủy sản, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, máy vi tính và linh kiện, đá quý kim loại quý và sản phẩm, cà phê, sắt thép và sản phẩm, than đá, cao su. Như vậy, so với cùng kỳ, số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD tăng thêm ba mặt hàng là sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, than đá, cao su. Theo lý giải của đại diện Bộ Công Thương, xuất khẩu than giảm so với cùng kỳ nhưng kim ngạch xuất khẩu than tăng là do giá xuất khẩu tăng.

 

Ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu nói chung, riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 2,3 tỷ USD. Cũng như xuất khẩu, mặc dù lượng nhập khẩu giảm nhưng nhập khẩu bình quân của hầu hết mặt hàng đều tăng và là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng của kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Nhập siêu 8 tháng ước tính đạt 8,15 tỷ USD, bằng 18,3% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu không tính sự tăng trưởng đột biến trong kim ngạch xuất khẩu vàng, nhập siêu 8 tháng qua 9,7 tỷ USD, vẫn bằng 21,8% kim ngạch xuất khẩu.

 

Thu ngân sách đạt cao hơn so với cùng kỳ năm trước, 8 tháng thu ngân sách đạt 67,9% dự toán năm, cùng kỳ đạt 60,8% dự toán năm. Đầu tư phát triển được đẩy mạnh. Thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc vốn ngân sách nhà nước tháng 8-2010 ước đạt 14,3 nghìn tỷ đồng, trong đó trung ương 3,7 nghìn tỷ đồng, địa phương 10,6 nghìn tỷ đồng. Tính chung 8 tháng qua, ước đạt 92,1 nghìn tỷ đồng, bằng 73,7% kế hoạch năm, một số bộ có khối lượng giải ngân cao gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông -Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ninh Bình, Hòa Bình, Đồng Nai, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đà Nẵng là những địa phương có khối lượng giải ngân cao.

 

Đại diện Bộ Tài chính lưu ý, một số bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng có vị thế trong đầu tư xây dựng cơ bản nhưng “dao sắc không gọt được chuôi”, lại có tỷ lệ giải ngân thấp. Vị đại biểu này cũng cho biết thêm, có hiện tượng một số địa phương tạm ứng vốn để chạy giải ngân, đặc biệt là vào dịp cuối năm. Hiện tượng này cũng có thể coi như một hình thức chiếm dụng vốn, bởi thế cơ chế quản lý tạm ứng vốn cần được sửa đổi để bảo đảm sự chặt chẽ.

 

Trong tháng 8, dịch vụ tăng khá, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ ước đạt 131 nghìn tỷ đồng, tăng 0,66% so với tháng 7, đưa tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội 8 tháng đầu năm lên 1.009 nghìn tỷ đồng, tăng tới 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế có một số vấn đề tồn tại, khó khăn như: nhập siêu có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao. CPI của tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6, mức tăng thấp nhất từ đầu năm tới nay và cũng là mức thấp nhất so với cùng kỳ năm 2004; CPI trong tháng 8 tăng 0,23% so với tháng 7, đưa CPI cả 8 tháng đầu năm lên 5,07%; nguy cơ lạm phát cao về cơ bản được đẩy lùi. Tuy nhiên, giá cả trên thị trường thế giới và giá vật tư đầu vào tăng, cộng với diễn biến của dịch bệnh, thời tiết có thể gây áp lực đến mặt bằng giá cả trong nước. Đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hà Nội nhấn mạnh, thông thường vào dịp cuối năm giá vật liệu xây dựng, nhân công thường tăng cao đột biến. Do vậy, các bộ, ngành cần chủ động ứng phó với diễn biến của thị trường.

 

Tình trạng thiếu vốn và lãi suất tín dụng cao vẫn là những khó khăn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp. Đại diện nhiều ngành, địa phương đề nghị, cần phải ổn định việc cung ứng điện; ổn định tỷ giá đồng USD/VND đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Nguyễn Huyền

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.