Kinh tế 6 tháng đầu năm: Đang có dấu hiệu mất đà!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng GDP 6 tháng ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây, song theo nhận định của các chuyên gia, tăng trưởng GDP của Việt Nam đang có dấu hiệu mất đà do thiếu động lực hỗ trợ… 

Tăng trưởng dựa vào FDI

Theo TS. Đặng Đức Anh, Trưởng ban, Ban Phân tích và dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội (KT-XH) quốc gia (NCIP), tăng trưởng GDP quý I đạt 7,45%, mức cao ngoạn mục này có được nhờ Samsung và Formusa. Xu hướng này tiếp tục duy trì trong quý II tuy đã có dấu hiệu bớt nóng khi GDP chỉ tăng 6,79%. 

Theo dự báo của NCIP, tăng trưởng kinh tế 2018 sẽ đạt khoảng 6,83%. Trong đó, quý I tăng trưởng 7,45%, quý II 6,79%, quý III ước đạt  6,72% và quý IV ước đạt 6,56%. Tăng trưởng quý III và IV có thể không có gì đột phá so với các năm trước.

Trong 6 tháng qua động lực tăng trưởng kinh tế đến từ khu vực sản xuất, trong khi ngành khai khoáng vẫn tiếp tục tái cơ cấu, dầu thô đang giảm theo kế hoạch, do đó khai khoáng vẫn đang giảm. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm còn chịu ảnh hưởng lớn của một số sản phẩm như tăng trưởng của sản phẩm điện tử, máy vi tính, điện thoại di động, trong đó, tăng trưởng điện thoại di động chủ yếu của Samsung. 

Quý II cũng là quý cán cân thương mại đạt thặng dư do đóng góp của khu vực FDI. Trong khi khu vực FDI xuất siêu hơn 15 tỷ USD thì khu vực trong nước nhập siêu gần 13 tỷ USD.  Trong đó, điện thoại tăng hơn 3 tỷ USD so với năm ngoái. Cũng theo ông Đức Anh, đây là thời gian tỷ giá chịu sức ép lớn do nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là chính sách lãi suất của Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ và chiến tranh thương mại ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư. Cùng với đó, lạm phát, mặt bằng lãi suất cũng đang có xu hướng tăng đang là thách thức cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm.

Thiếu động lực hỗ trợ

Mặc dù Thủ tướng tái khẳng định kiềm chế lạm phát cả năm dưới 4% bằng việc không tăng giá điện, giảm giá dịch vụ y tế, không thực hiện điều chỉnh thuế VAT, Ngân hàng Nhà nước cũng đang làm khá tốt công cụ của mình, thì lạm phát và tỷ giá vẫn là sức ép lên nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt, sức ép này được dự báo còn lớn hơn năm 2017. 

Bên ngoài là sức ép từ việc tăng giá của đồng USD (tăng trưởng kinh tế Mỹ và nâng lãi suất điều hành), cùng với chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và các nước khác, đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Cùng với đó, biến động của giá hàng hóa cơ bản và năng lượng trên thị trường quốc tế khi Mỹ đã tiến hành áp đặt trừng phạt Iran...  là những vấn đề đáng chú ý trong điều hành 6 tháng cuối năm. Theo Chuyên gia kinh tế, TS Lưu Bích Hồ, các tác động này là nhiều mặt nên rất khó dự báo. Còn TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế Thế giới  (NCIP), tác động này nếu có thì cũng khoảng 2-3 năm nữa. 

Tuy nhiên, điều có thể “nhìn” thấy là lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm đang giam sút, đó là lực đẩy từ khu FDI đang mất dần, không có động lực mới bổ sung; công nghiệp chế biến chế tạo vẫn chủ yếu hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị; Tác động của cơ chế chính sách cải thiện môi trường kinh doanh chưa rõ nét, chưa có đánh giá để lượng hóa xem chính sách đặt ra đóng góp bao nhiêu cho tăng tưởng kinh tế…

Lạm phát và tỷ giá tuy đang trong tầm kiểm soát song theo nhận định, vẫn đang chịu sức ép lớn, đòi hỏi chinh sách tiền tệ cần thận trọng nhằm kiềm chế gia tăng lạm phát từ phía cầu. 

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất 'Mô hình đổi mới sáng tạo mở' tại P4G

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh M. Hà)
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) diễn ra phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề: “Công nghệ đột phá chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh” do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì.

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025
(PLVN) - Với 51,9% thị phần ngành sữa tươi và có 2 nhà máy đạt trung hòa carbon, Tập đoàn TH đã có những chia sẻ sâu sắc về tầm nhìn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025 , diễn ra từ ngày 15-17/4/2025, với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”, do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026. Ngày 16/4 Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển Quốc gia Indonesia và làm việc với Đặc phái viên biến đổi khí hậu Italia, Thứ trưởng Bộ Sinh Thái và Môi trường Trung Quốc.

Việt Nam hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Phiên thảo luận Hợp tác thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Ảnh: MOST
(PLVN) -  Ngày 16/4 , tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh” - trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025). Diễn đàn có sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Công cụ hữu hiệu điều tiết kinh tế vĩ mô

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi, độ mở cao nên dễ bị “tổn thương”; sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày hôm qua (15/4), thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện quan trọng đường sắt, đường bộ với Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến trưng bày các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
(PLVN) -  Bộ Xây dựng cho biết, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác Trung Quốc.

Thi công cao tốc Bắc - Nam: Tăng ca, tăng kíp suốt ngày, đêm...

Các nhà thầu tăng ca, tăng kíp để kịp tiến độ cam kết.
(PLVN) -  Để “chạy đua” với thời gian kịp thông xe 04 tuyến cao tốc qua miền Trung, đưa vào khai thác dịp 30/4, trên khắp các công trường, nhà thầu đều cho công nhân tập trung thi công cả ngày lẫn đêm “tăng ca, tăng kíp” nhằm bảo đảm tiến độ đã cam kết.

PGS.TS Ngô Trí Long: 'Khu vực kinh tế tư nhân cần chủ động tham gia vào quá trình kiến tạo thể chế'

PGS.TS Ngô Trí Long
(PLVN) - Phát triển kinh tế tư nhân hiện nay không đơn thuần chỉ là câu chuyện về tăng trưởng hay đóng góp vào GDP, mà còn là “bài toán” chiến lược về “sức sống” của nền kinh tế quốc dân. Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) về vấn đề này.

'Đặc khu tài chính' không thể thiếu các cơ chế vượt trội về tài chính

Đà Nẵng đã có phương án dành quỹ đất xây trung tâm tài chính. (Ảnh minh họa: danang.gov.vn)
(PLVN) - Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam sẽ hoạt động như “một đặc khu tài chính” trong lòng đô thị, có ranh giới và đối tượng áp dụng rõ ràng, tương đối tách biệt với thị trường nội địa về mặt cơ chế. Vì vậy, những lĩnh vực tài chính triển khai tại TTTC sẽ tuân thủ khung pháp lý đặc thù do Quốc hội và Chính phủ quy định riêng cho Trung tâm, hướng đến đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.