Kinh phí hoạt động cho hệ thống Trạm Y tế xã: “Có thực mới vực được đạo”?

Kinh phí hoạt động cho hệ thống Trạm Y tế cấp xã là quá thấp. Ảnh minh họa
Kinh phí hoạt động cho hệ thống Trạm Y tế cấp xã là quá thấp. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mức chi thường xuyên tối thiểu cho hệ thống Trạm Y tế cấp xã hiện nay được cho là thấp và đã quá lạc hậu, không còn đáp ứng được đủ yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Trạm Y tế cơ sở trong tình hình mới.

Bãi bỏ quy định sau 17 năm thực hiện

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 25/8/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư 73/2021/TT-BTC bãi bỏ Thông tư liên tịch số 119/2002/TTLT-BTC-BYT ngày 27/12/2002 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn nội dung thu, chi và mức chi thường xuyên của Trạm Y tế cấp xã (TYTX).

Theo đó, từ 11/10/2021, sẽ chính thức bãi bỏ toàn bộ nội dung được quy định tại Thông tư liên tịch số 119/2002/TTLT-BTC-BYT ngày 27/12/2002 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn nội dung thu, chi và mức chi thường xuyên của TYTX.

Trước đó, để đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của các TYTX, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tuyến cơ sở theo Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, liên Bộ Tài chính - Y tế hướng dẫn nội dung thu, chi và mức chi thường xuyên của các TYTX.

Cụ thể, theo thông tư cũ, các khoản thu của TYTX bao gồm: nguồn đảm bảo từ ngân sách xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; thu do cơ quan bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh ở xã có thẻ BHYT; thu do người bệnh thanh toán dịch vụ khám, chữa bệnh tại trạm y tế; thu lãi từ hoạt động của tủ thuốc của trạm y tế; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trực tiếp cho TYTX; thu từ quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo; thu quay vòng thuốc thiết yếu.

Trong khi nội dung các khoản chi thường xuyên của TYTX theo quy định cũ gồm: chi trả tiền lương, phụ cấp lương và các chế độ khác cho cán bộ y tế xã trong định biên; chi trả thù lao cho cán bộ làm hợp đồng tại TYTX do xã tuyển dụng; chi mua thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao thông thường, dụng cụ y tế, giường, tủ, bàn ghế phục vụ công tác phòng bệnh, khám, chữa bệnh; chi cho công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khoẻ; chi điện thoại, điện, nước, văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng cho TYTX; chi công tác phí cho cán bộ y tế xã; chi duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nhà cửa, thiết bị, dụng cụ y tế; các khoản chi khác để đảm bảo hoạt động của y tế xã.

Theo quy định cũ, mức chi thường xuyên (không kể chi lương, phụ cấp lương, các chế độ khác của cán bộ y tế xã trong định biên và các khoản chi từ quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo) tối thiểu không dưới 10 triệu đồng/TYTX/năm và UBND xã có trách nhiệm cân đối nguồn thu, chi thường xuyên của TYTX để đảm bảo các nội dung chi nêu trên cho TYTX.

Đề nghị sửa đổi do không còn phù hợp

Hiện Bộ Tài chính chưa ban hành quy định mới hướng dẫn về nội dung thu, chi và mức chi thường xuyên của TYTX trong tình hình mới. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, trước đó, vào ngày 19/4/2021, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 2265/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trả lời một số kiến nghị của cử tri, trong đó có ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư liên tịch số 119/2002/TTLT-BTC-BYT.

Cụ thể, cử tri đề nghị xem xét, bổ sung vào khoản 2 Mục II về nội dung các khoản chi thường xuyên của TYTX các nội dung chi như: thuê bao đường truyền internet; các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác; chi cho công tác vệ sinh phòng chống dịch, nhất là đối với những bệnh dịch mới nổi; chi để triển khai tất cả các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu y tế - dân số trên địa bàn.

Ngoài ra, cử tri cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung mức chi thường xuyên tối thiểu không quá 10 triệu đồng/trạm/năm. Bởi mức chi thường xuyên cảm TYTX như hiện nay được cho là rất thấp và đã quá lạc hậu (quy định cách đây 17 năm), không còn đáp ứng được đủ yêu cầu về kinh phí cho hoạt động thường xuyên của TYTX trong tình hình hiện nay. Thực tế đã có nhiều TYTX không đủ kinh phí để chi trả tiền điện, nước, điện thoại, thuê bao đường truyền internet, công tác phí.

Vì vậy, cử tri đề xuất sửa đổi nâng mức chi thường xuyên tối thiểu không quá 90 triệu đồng/trạm/năm. Mức đề xuất này được tính toán dựa trên cơ sở như sau: mỗi TYTX hiện nay bình quân có 6 cán bộ y tế, định mức chi là 15 triệu đồng/người/năm. Dự toán kinh phí: 6 cán bộ x 15 triệu đồng/biên chế/năm sẽ là 90 triệu đồng/trạm/năm.

Theo cử tri, nếu Chính phủ không nâng định mức chi thường xuyên tối thiểu thì các cấp chính quyền địa phương thường chỉ cố gắng bố trí dự toán kinh phí theo mức tối thiểu là 10 triệu đồng/trạm/năm. Mức kinh phí này khiến hoạt động của hệ thống TYTX sẽ không bao giờ hiệu quả.

Theo quy định hiện hành, TYTX có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã, có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. TYTX có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh; chăm sóc sức khỏe sinh sản, quản lý sức khỏe cộng đồng.

Đọc thêm

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Miễn thu phí đi phà loạt đối tượng từ 1/1/2025

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo thông tư số 33/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải mới ban hành, kể từ 1/1/2025, có 12 đối tượng sẽ được miễn phí tiền sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.