Kinh phí hoàn thuế không thiếu!

(PLO) - Trao đổi với báo chí cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định hiện kinh phí hoàn thuế là 3.800 tỷ đồng, tuy nhiên, có hiện tượng tỉnh thừa, tỉnh thiếu. Thứ trưởng cho biết, Bộ Tài chính sẽ sớm sửa quy định không giao hạn mức cho từng địa phương mà là dự toán cho toàn Tổng cục Thuế để khắc phục tình trạng trên.
Kinh phí hoàn thuế không thiếu! ảnh 1
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Thưa Thứ trưởng, trong các diễn đàn vừa qua, nhiều ý kiến của doanh nghiệp (DN) cho rằng hiện nay câu chuyện hoàn thuế vẫn quá khó khăn và làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn của DN. Ý kiến của ông thế nào?

- Có thể nói trong 2 tháng vừa qua, số lượng hồ sơ DN gửi đến cơ quan thuế để hoàn cơ bản được giải quyết hết với 3.100 hồ sơ hoàn thuế trên tổng số 13.000 tỷ hoàn thuế. Trong đó, 52% là hoàn thuế trước kiểm tra sau, 48% thực hiện kiểm tra trước và hoàn thuế sau. Số DN bị chậm hoàn là 287 hồ sơ.

Cũng cần phải nói rõ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan trong việc chậm hoàn cho tổng số 287 DN nói trên. Trong đó, về nguyên nhân chủ quan có thể kể đến 2 nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, DN nợ ngân sách nhà nước (NSNN) và NSNN cũng cần phải hoàn thuế cho DN. Nhưng trên thực tế do chúng ta chưa ban hành quy định cho bù trừ, quy định hiện tại vẫn yêu cầu DN phải nộp hết tiền nợ thuế mới thực hiện hoàn. Hiện có khoảng 20 DN trong trường hợp này. Bộ Tài chính đang gấp rút sửa đổi quy định này và sẽ sửa ngay trong tháng 3/2016 về quy định thực hiện bù trừ.

Thứ hai, về kinh phí hoàn thuế: Cần khẳng định rằng kinh phí hoàn thuế của toàn bộ ngành Thuế là không thiếu. Hiện kinh phí này trên tài khoản hoàn thuế là 3.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, có hiện tượng tỉnh thừa tỉnh thiếu. Tôi lấy ví dụ, hiện nay TP HCM chỉ còn 92 tỷ đồng trong quỹ hoàn thuế, nhưng Hà Tĩnh số dư tài khoản quỹ này lại còn trên 1.100 tỷ đồng dẫn tới tình trạng dư luận có lúc cho rằng quỹ hoàn thuế không còn để xử lý hoàn thuế. 

Về nguyên nhân khách quan, cần nói rằng trong 287 trường hợp DN bị chậm hoàn thuế, cơ bản hồ sơ hoàn thuế của các DN này không đảm bảo các quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ví dụ, DN mua hàng hóa của DN không có thực, DN không còn hoạt động sản xuất kinh doanh, đã phá sản hoặc giải thể, DN bị đóng mã số thuế hoặc không được sử dụng chứng từ. Nói cách khác, hồ sơ, chứng từ, sổ sách, hóa đơn mua bán, hợp đồng… của các DN này không hợp lệ và không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu hoàn thuế.

Bên cạnh đó, DN không thanh toán qua ngân hàng, hồ sơ hoàn thuế đó đang bị cơ quan điều tra điều tra thì chưa thể hoàn, đợi khi có kết luận điều tra mới hoàn được. Như vậy, các nguyên nhân trên là do DN chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế thì cơ quan thuế không thể hoàn.

Vậy Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế sẽ có những giải pháp nào để khắc phục những nguyên nhân chủ quan nói trên, thưa Thứ trưởng?

- Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hoạt động, hiện nay chúng tôi đang gấp rút sửa đổi một số quy định không còn phù hợp. Cụ thể, đối với DN nợ NSNN và NSNN cũng cần phải hoàn thuế cho DN thì theo quy định hiện hành, DN phải khắc phục bằng cách nộp phạt thì cơ quan thuế mới hoàn thuế cho DN. Trong thời gian ngắn tới, chúng tôi sẽ sửa chính sách để hạch toán bù trừ cho nhau. 

Có thể nói, lỗi này do chính sách chưa đồng bộ và cần phải sửa đổi chính sách đó. Chúng tôi cam kết sửa trong thời gian nhanh nhất, cố gắng trước ngày 15/3/2016 tới. Thứ hai, để điều hòa linh hoạt hơn quỹ hoàn thuế, chúng tôi sẽ sửa quy định không giao hạn mức cho từng địa phương mà là dự toán cho toàn Tổng cục Thuế, đảm bảo không có nơi thừa, nơi thiếu.

Thưa Thứ trưởng, có ý kiến cho rằng chúng ta tập trung cải cách trước khâu nộp thuế, kê khai thuế nhưng câu chuyện hoàn thuế và thanh, kiểm tra thuế chưa được cải cách đúng mức. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh như thế nào?

- Yêu cầu của Nghị quyết 19 là cải cách hành chính trong khâu kê khai, nộp thuế và việc hoàn thuế đảm bảo đúng và kịp thời. Chúng tôi đã thực hiện và có những kết quả quan trọng như việc giảm tần suất khai thuế. Trước đây đối với thuế giá trị gia tăng, DN phải thực hiện kê khai 12 lần/năm, hiện nay DN vừa và nhỏ chỉ phải khai theo quý, tức chỉ 4 lần/năm. Tương tự, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây DN phải khai 4 lần và quyết toán 1 lần/năm. Nay DN chỉ quyết toán 1 lần/năm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử. 

Đối với năm 2016, Nghị quyết 19 đưa ra 3 yêu cầu. Một là cải cách và điện tử hóa khâu hoàn thuế. Thứ hai, thanh tra, kiểm tra phải theo nguyên tắc quản lý rủi ro, xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế. Trên cơ sở quy định của pháp luật, những DN nào có dấu hiệu rủi ro, vi phạm pháp luật thì mới thực hiện thanh tra, kiểm tra, đảm bảo DN thực hiện tốt không phải thanh tra, kiểm tra. Thứ ba, chúng tôi xác định phải làm tốt công tác giải quyết vướng mắc, khó khăn cho DN, những phản ảnh của DN phải được trả lời kịp thời và công khai…

Xin cám ơn Thứ trưởng!

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với đoàn thanh tra ngày 9/6

Từ ngày 10/6 bắt đầu thanh tra việc quản lý và cung ứng điện

(PLVN) - Bộ Công Thương đã lập đoàn thanh tra để thanh tra việc quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 1/1/2021 đến 1/6/2023. Ngoài ra, do tính chất quan trọng của đoàn thanh tra, nhiều khả năng Bộ Công Thương cũng lập thêm đoàn giám sát thanh tra.

Đọc thêm

Bàn giải pháp hãm đà 'lao dốc' xuất khẩu dệt may

Bảo toàn nguồn lực lao động là giải pháp mà dệt may Việt Nam ưu tiên trong giai đoạn khó khăn.
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu (XK) của dệt may Việt Nam đang giảm mạnh, mức giảm sâu nhất trong số các quốc gia hàng đầu về XK dệt may. Trước tình thế này, các giải pháp để dệt may vượt giai đoạn cực kỳ khó khăn này đã được đưa ra.

Đẩy nhanh tiến độ cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Thi công dự án Diễn Châu - Bãi Vọt.
(PLVN) -  Trong khi hai dự án khác của cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức PPP đang băng băng về đích (Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo) thì dự án PPP Diễn Châu - Bãi Vọt đang “ì ạch” tiến độ. Nhà đầu tư, nhà thầu và địa phương đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án.

'EVN sẽ duy trì hệ thống điện quốc gia bảo đảm an toàn'

Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực trao đổi với báo chí về tình hình khả dụng của nguồn điện tại miền Bắc.
(PLVN) -  Tại cuộc trao đổi với báo chí hôm qua (7/6) về tình hình cung ứng điện, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, hệ thống điện miền Bắc đối mặt với nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết các giờ trong ngày.

Doanh nghiệp và báo chí song hành cùng phát triển

Doanh nghiệp và báo chí song hành cùng phát triển
(PLVN) - Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, báo chí truyền thông là người bạn đồng hành, hỗ trợ kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng cam cộng khổ là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển. Báo chí là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, khích lệ tinh thần kinh doanh.

Ngành Hải quan quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách

Công chức Hải quan đang làm nhiệm vụ. (Ảnh N.Linh)
(PLVN) -  Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2023, công tác thu nộp ngân sách nhà nước của toàn ngành gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đòi hỏi ngành Hải quan phải có những giải pháp khắc phục kịp thời để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2023 được giao.

Khởi động Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2023

Ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch ASEAN-BAC chính thức phát động và thông tin về việc mở đơn đăng ký ABA 2023.
(PLVN) - Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) 2023 nhằm ghi nhận và tôn vinh những thành tựu mà các công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cũng như các cá nhân trong khu vực ASEAN đạt được.

EVNNPT nỗ lực bảo đảm điện cho miền Bắc

Lưới truyền tải điện từ Hà Tĩnh - Ninh Bình phải bảo đảm an toàn dù luôn trong tình trạng đầy tải, quá tải.
(PLVN) -  Khi nguồn điện phía Bắc bị hạn chế, nước về các hồ thủy điện cạn kiệt, nhiều hồ xấp xỉ mực nước chết và phụ tải điện tăng cao vào mùa nắng nóng, đường dây truyền tải điện Bắc - Nam đã buộc phải nâng tải theo hướng Nam - Bắc để bảo đảm điện cho miền Bắc.

Thiếu và thừa

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Mới đây, khi thảo luận về tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, các ĐBQH đề cập tới vấn đề lãng phí trong chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.

Cá, tôm cho con cháu

Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN
(PLVN) -  Xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết chúng ta sẽ xác định giảm số lượng tàu cá, hướng đến khai thác thủy sản một cách bền vững trên biển.