Kinh ngạc bé 3 tuổi nói lưu loát tiếng Anh dù chưa từng tiếp xúc

Kinh ngạc bé 3 tuổi nói lưu loát tiếng Anh dù chưa từng tiếp xúc
O'Neal Mahmoud, một cậu bé 3 tuổi trong một gia đình người Druze nói tiếng Arab ở cao nguyên Golan, Israel, đã khiến các bác sỹ phải kinh ngạc với khả năng nói tiếng Anh với giọng Anh dù chưa từng tiếp xúc với loại ngoại ngữ này.

Theo trang Odditycentral, được đặt tên theo cầu thủ bóng rổ huyền thoại Shaquille O’Neal, O’Neal Mahmoud không hề biết nói cho tới năm 2 tuổi. Khi đó, cậu bé bắt đầu tạo ra những âm thanh không xác định được, rồi một thời gian sau bắt đầu nói tiếng Anh lưu loát và sử dụng các cụm từ và câu như "my dear" hay "oh my goodness," vốn hầu như chẳng bao giờ được sử dụng ở ngôi làng nơi cậu sống gần thị trấn Majdal Shams của người Druze, miền Bắc Israel.

Điều còn kỳ lạ hơn nữa là O’Neal thực ra không hề biết từ tương đương trong tiếng Arab của những từ tiếng Anh mà cậu nói.

Một bác sỹ trị liệu về khả năng nói và cũng là một nhà ngôn ngữ học lâm sàng từng khám cho cậu bé này đã kết luận rằng trình độ tiếng Anh của cậu tương đương với một bé 3 tuổi lớn lên trong một gia đình nói tiếng Anh, trong khi đó trình độ tiếng Arab - tiếng mẹ đẻ của cậu bé - lại thấp hơn rất nhiều.

"Tôi không hiểu hết từng từ, và đôi khi tôi nói với nó, 'Yes, okay' và tôi chẳng hiểu nó đang nói gì," cha của O’Neal, anh Yahya Shams, chia sẻ với kênh Channel 10. Gần đây, cậu bé đã xuất hiện trên chương trình truyền hình "Những gương mặt trong đời thực" của Israel.

Cha mẹ của cậu bé, vốn không hề nói tiếng Anh, khẳng định rằng cậu bé chưa từng ra nước ngoài và không xem nhiều chương trình truyền hình bằng tiếng Anh.

Tuy vậy, bằng cách nào đó, cậu vẫn có thể nói được những từ phức tạp như "motorcycle," "rectangle" hay "waterfall," mà không hề biết những từ tương đương trong tiếng Arab.

Vì trình độ nói tiếng Arab của cậu bé quá thấp so với các trẻ khác cùng độ tuổi, O’Neal đã được đưa tới một trường mẫu giáo của người Druze có giáo viên nói tiếng Anh.

Tuy vậy, cậu vẫn gặp khó khăn khi giao tiếp với cha mẹ và những đứa trẻ khác ở trường. Gia đình cậu lo ngại rằng nếu kỹ năng nói tiếng Arab của cậu không được cải thiện, cậu sẽ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với dân làng.

Irit Holman, một y tá kể lại rằng lần đầu tiên cha mẹ của O’Neal phàn nàn là về việc cậu bé hoàn toàn không nói được. Sau đó, họ đã liên hệ với cô một lần nữa để than phiền rằng cậu bé đang nói tiếng Anh.

"Và rồi họ lại gọi cho tôi và nói rằng cậu bé có vấn đề: Cậu biết nói, nhưng nói như vua nước Anh vậy," Holman nói trong chương trình.

Là một chuyên viên y tế, y tá này không thể giải thích rằng đó là do đầu thai - một giáo lý trọng tâm của người Druze, nhưng cô cũng thắc mắc rằng nếu cậu bé chỉ đơn giản là có kỹ năng ghi nhớ và lĩnh hội tuyệt vời, thì tại sao cậu lại không thành thạo tiếng Arab trước.

Các chuyên gia được kênh Channel 10 hỏi ý kiến về khả năng phi thường của O’Neal cho rằng đây có thể là một trường hợp sở hữu năng lực ngoại ngữ (xenoglossy), một hiện tượng bí ẩn khi một người có thể nói một ngôn ngữ mà họ không thể lĩnh hội thông qua các phương thức thông thường.

Tuy nhiên, bằng chứng về hiện tượng này hoàn toàn mang tính giai thoại, và theo Wikipedia, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy đây là một hiện tượng có thực.

Bác sỹ Khaloub Qa’awar, bác sỹ trị liệu về khả năng nói kiêm nhà ngôn ngữ học lâm sàng, và bác sỹ khoa thần kinh Keren Ben Itzhak đều cho biết trên Channel 10 rằng họ chưa từng gặp phải hay nghe nói về trường hợp nào như cậu bé O’Neal Mahmoud.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.