Kinh hoàng vụ chồng chặt đầu vợ tuổi teen

Theo IRNA, nạn nhân mới 12 tuổi vào thời điểm kết hôn với nghi phạm. Ảnh: CNN
Theo IRNA, nạn nhân mới 12 tuổi vào thời điểm kết hôn với nghi phạm. Ảnh: CNN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vụ một cô gái 17 tuổi được cho bị chồng chặt đầu ở tỉnh Khuzestan, miền tây Iran, vào tuần trước một lần nữa làm dấy lên lo ngại về tội giết người và bạo lực trên cơ sở giới.

Cơ quan Thông tấn Cộng hòa Hồi giáo chính thức của Iran (IRNA) gọi vụ giết người bị cáo buộc là "giết người vì danh dự".

IRNA đưa tin, một đoạn video bắt đầu lan truyền cho thấy người chồng, Sajjad Heydari, đang đi dạo ở thủ phủ tỉnh Ahvaz trong khi mỉm cười và mang theo cái đầu bị cắt lìa của vợ mình. Chính quyền địa phương đã xác nhận rằng những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi này.

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trên hãng thông tấn Fars của Iran, mẹ của Sajjad nói rằng con trai bà đã đe dọa giết vợ mình trước đó và phải chịu trách nhiệm về hành vi giết vợ của mình.

Nạn nhân, người được IRNA gọi là "Mona", và Fars gọi là "Ghazal" đã trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ 4 tháng trước khi bị cha cô thuyết phục trở lại Iran, theo một cuộc phỏng vấn với mẹ chồng của cô gái, được đăng trên Fars. Cô bị giết ngay sau khi trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ, theo Fars.

Trong một cuộc phỏng vấn với cha của cô gái, được xuất bản hôm thứ Ba trên tờ Fars, ông được trích dẫn nói rằng ông đã có được giấy chứng nhận hợp pháp cho phép con gái mình được kết hôn. Độ tuổi kết hôn tối thiểu ở Iran là 13 đối với trẻ em gái và 15 tuổi đối với trẻ em trai.

Công tố viên Abbas Hosseini Pouya nói với Fars rằng Heydari đã bị bắt cùng với anh trai của mình, người được cho là đã giúp anh ta phạm tội và "chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm khắc”. Đồng thời những người xuất bản và chia sẻ video trên cũng có thể bị bắt giữ.

Vụ việc đã khiến Chính phủ Iran thúc đẩy việc xem xét dự thảo luật nhằm bảo vệ phụ nữ chống lại bạo lực gia đình, Ensieh Khazali, Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề phụ nữ và gia đình cho biết trong một tweet, theo IRNA .

"Cơ quan tư pháp quyết tâm đưa ra hình phạt nghiêm khắc nhất đối với nghi phạm giết người và đồng phạm theo quy định của pháp luật", ông Khazali nói.

Trong nhiều năm, các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ Iran đã vận động cho một đạo luật như vậy để ngăn chặn "bạo lực đối với phụ nữ và truy tố những kẻ lạm dụng họ", Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết vào năm 2020.

Dự thảo luật có "một số điều khoản tích cực", HRW cho biết, bao gồm việc tạo ra các lệnh hạn chế và thành lập một ủy ban để "soạn thảo các chiến lược và điều phối các phản ứng của chính phủ đối với bạo lực đối với phụ nữ". Luật cũng sẽ yêu cầu hòa giải tư pháp trong các tranh chấp gia đình liên quan đến cha hoặc chồng.

Tuy nhiên, luật vẫn "thiếu các tiêu chuẩn quốc tế", HRW cho biết và nói thêm rằng nó "không hình sự hóa một số hình thức bạo lực trên cơ sở giới, chẳng hạn như hiếp dâm trong hôn nhân và tảo hôn".

Hadi Ghaemi, Giám đốc điều hành của Trung tâm Nhân quyền Iran (ICHRI) có trụ sở tại New York (Mỹ), nói rằng "cô dâu bị chặt đầu ... có thể còn sống đến ngày hôm nay nếu chính phủ Iran ban hành luật chống lại tệ nạn tảo hôn, và các biện pháp bảo vệ chống lại bạo lực gia đình. "

Tội ác xảy ra chỉ hai năm sau một vụ "giết người vì danh dự" nổi tiếng khác, trong đó một cô bé 14 tuổi được cho là bị cha giết bằng lưỡi liềm sau khi cô bỏ trốn khỏi ngôi nhà của gia đình mình ở quận Talesh, miền bắc Iran với một người 29 tuổi.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.