Từng con tôm sau khi được bơm thạch rau câu vào, mình phì ra, tròn vo múp míp. Sau khi được chế, 1 kg tôm sẽ thành 1,2 – 1,3kg mà cỡ tôm cũng được nâng lên, ví dụ từ loại 30 con/kg, sau khi bơm sẽ chỉ còn 23 - 24 con/kg.
Ngày 23/8, Phòng Cảnh sát Môi trường - CA tỉnh Nam Định cho biết, sau nhiều ngày trinh sát, bám địa bàn, đơn vị này đã phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT, CA huyện Nghĩa Hưng và CA xã Nghĩa Thắng tiến hành kiểm tra, bắt quả tang hành vi thuê người bơm tạp chất vào tôm thương phẩm để tăng lợi nhuận của cơ sở kinh doanh thủy sản Sơn Huệ.
Tổ công tác thu giữ tại chỗ 10 xi lanh nhựa (dụng cụ bơm tạp chất) và 140 kg tôm đã bơm thạch rau câu. Chủ cơ sở này là Nguyễn Thị Huệ, sinh năm 1970, trú tại Đội 10, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Vào thời điểm tiến hành kiểm tra, tại cơ sở này đang có 5, 6 nhân công ngồi bơm thạch rau câu vào tôm. Giống như nhiều cơ sở bị phát hiện trước đó, việc chế biến thạch để bơm vào tôm ở cơ sở Sơn Huệ cũng rất bẩn. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà tệ hơn, nó còn khiến thịt tôm dập nát, giảm chất lượng.
Ngày 23/8, Phòng Cảnh sát Môi trường - CA tỉnh Nam Định cho biết, sau nhiều ngày trinh sát, bám địa bàn, đơn vị này đã phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT, CA huyện Nghĩa Hưng và CA xã Nghĩa Thắng tiến hành kiểm tra, bắt quả tang hành vi thuê người bơm tạp chất vào tôm thương phẩm để tăng lợi nhuận của cơ sở kinh doanh thủy sản Sơn Huệ.
Tổ công tác thu giữ tại chỗ 10 xi lanh nhựa (dụng cụ bơm tạp chất) và 140 kg tôm đã bơm thạch rau câu. Chủ cơ sở này là Nguyễn Thị Huệ, sinh năm 1970, trú tại Đội 10, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Vào thời điểm tiến hành kiểm tra, tại cơ sở này đang có 5, 6 nhân công ngồi bơm thạch rau câu vào tôm. Giống như nhiều cơ sở bị phát hiện trước đó, việc chế biến thạch để bơm vào tôm ở cơ sở Sơn Huệ cũng rất bẩn. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà tệ hơn, nó còn khiến thịt tôm dập nát, giảm chất lượng.
Các nhân công đang ngồi "chế" tôm thương phẩm bằng cách bơm thạch rau câu vào. |
Có mặt ở đây, tổ công tác chứng kiến từng con tôm sau khi được bơm thạch rau câu phì ra, tròn vo múp míp. Thậm chí nhiều con tôm còn sống cũng vẫn bị bơm đầy rau câu như thường. Theo lời khai của Huệ, chị ta mua tôm của nông dân với giá 135.000 đồng/kg, về “chế” rồi bán ra 115.000 đồng/kg mà vẫn có lãi. Bởi khi bơm tạp chất vào, chẳng những 1 kg sẽ thành 1,2 – 1,3kg mà cỡ tôm cũng được nâng lên, ví dụ từ loại 30 con/kg, sau khi bơm sẽ chỉ còn 23 - 24 con/kg. Giá của hai loại này chênh lệch khá nhiều. Lãi của cơ sở là ở chỗ đó. Huệ thực hiện đơn hàng theo số lượng yêu cầu từ phía người mua. Lô hàng này, nếu các cơ quan chức năng không kịp thời phát hiện sẽ được bán cho bạn hàng người Trung Quốc. Phòng Cảnh sát Môi trường đã lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực thủy sản và bàn giao vụ việc cho thanh tra Sở NN&PTNT xử lý theo thẩm quyền. Ngay sau đó, thanh tra Sở NN&PTNT đã ra quyết định xử phạt với số tiền 20 triệu đồng, tịch thu và chuyển Sở Tài chính tổ chức bán đấu giá số tôm trên, thu 10 triệu đồng sung công quỹ Nhà nước. Được biết, đây là cơ sở bơm tạp chất vào tôm thứ 2 bị Phòng Cảnh sát Môi trường – CA Nam Định phát hiện. Trước đó, tổ công tác đã bắt quả tang 1 cơ sở khác cũng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đang tiến hành bơm tạp chất vào tôm, thu giữ gần 170 kg tôm và xử lý vi phạm.
Theo Ngọc Thương
VTC news
VTC news