Kinh doanh xăng dầu: Những chiêu trò gian lận trên biển…

Một số đầu nậu đã tổ chức mua xăng dầu lậu trên biển rồi đưa về đất liền tiêu thụ
Một số đầu nậu đã tổ chức mua xăng dầu lậu trên biển rồi đưa về đất liền tiêu thụ
(PLVN) - Nhu cầu tiêu thụ dầu lậu trên biển của các tàu cá Việt Nam khá lớn là “cơ hội” để các đầu nậu thu gom xăng dầu rồi dùng các pháp nhân để tổ chức tiêu thụ bất hợp pháp mặt hàng này. 

Gia tăng vi phạm 

Trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước đã kiểm tra trên 2.876 lượt, xử lý 670 vụ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 18 tỷ đồng; tịch thu 32 cột đo xăng dầu, 17 bộ chi tiết đo, 37 chứng chỉ kiểm định phương tiện đo. Ngoài ra, còn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh 19 cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm, đình chỉ hoạt động 9 cửa hàng….

Theo nhận định của Tổng cục QLTT, thời gian qua tình hình thực hiện các điều kiện trong kinh doanh xăng dầu ở thị trường nội địa đã đi vào nền nếp, ý thức chấp hành pháp luật và các công ty kinh doanh xăng dầu ngày càng nâng cao, giảm đáng kể các vi phạm về các điều kiện kinh doanh, mua bán ngoài hệ thống phân phối ... 

Tuy nhiên, tình trạng buôn bán xăng dầu kém chất lượng  xảy ra ở một vài địa phương với số lượng gia tăng. Tình trạng một vài nhân viên bán hàng lợi dụng giờ cao điểm cũng như khâu quản lý lỏng lẻo của chủ cửa hàng kinh doanh xăng dầu để bơm chồng số, tự ý điều chỉnh giá… nhằm thu lợi bất chính cho cá nhân, gây bất bình cho người tiêu dùng. Cá biệt, có trường hợp còn có biểu hiện cố ý gian lận về đo lường. 

Đặc biệt, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu trên địa bàn cả nước nói chung và trên các vùng biển Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Số vụ, đối tượng, số lượng xăng dầu và số tiền buôn lậu và vi phạm gia tăng. Đối tượng tham gia đa dạng, đa thành phần, trong đó có người Việt Nam, người nước ngoài cư trú trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố. 

Trong thị trường nội địa, nổi lên là các vi phạm về chất lượng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, mới nhất là vụ vài triệu lít xăng dầu giả vừa được triệt phá ở Đắk Nông. Thủ đoạn vi phạm của các đối tượng là pha trộn hỗn hợp gồm xăng A92 được pha chế với chất dung môi bột tạo màu. 

Đại diện Tổng cục QLTT cho rằng, các đối tượng này đã lợi dụng việc thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học và lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống để tiến hành việc pha trộn xăng sinh học E5RON 92 vào xăng không chì RON 95 với một tỷ lệ nhất định bán ra thị trường để hưởng chênh lệch giá. 

Khó kiểm soát vì nhiều nguyên nhân?

Thực tế tình hình buôn lậu mặt hàng này cho thấy, các đối tượng đã móc nối chặt chẽ với nhau tạo thành đường dây khép kín, mỗi nhóm đối tượng chỉ thực hiện một công đoạn (giao nhận hàng, sang mạn, chuyển tải, lưu kho, thanh toán tiền...) độc lập, không biết nhau, dưới sự chỉ đạo điều hành của chủ đầu nậu ở trên đất liền và nước ngoài.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khách quan khó có thể khắc phục như điều kiện địa hình tuyến biên giới biển rất dài, nhu cầu mua dầu ngay trên biển của tàu cá Việt Nam lớn nên việc bán dầu lậu rất dễ dàng và khó kiểm soát. Hoặc đầu nậu ở đất liền tổ chức mua xăng dầu lậu trên biển đưa về đất liền tiêu thụ và hợp pháp hóa số dầu lậu mua từ nước ngoài bằng thủ đoạn lập nhiều pháp nhân kinh doanh xăng dầu ở địa phương, lợi dụng việc mua bán, vận chuyển xăng dầu giữa các công ty để tiêu thụ trong nội địa.

Thậm chí, một số doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu xăng dầu, sau khi đã hoàn chỉnh thủ tục hải quan nhập khẩu lô xăng dầu, trên đường vận chuyển về nhập kho thì bán luôn lô hàng vừa nhập khẩu. Sau đó cho phương tiện quay lại địa diểm đã hẹn để nhập lô xăng dầu lậu với số lượng, chủng loại đúng với hóa đơn lô hàng nhập khẩu để che giấu sự kiểm tra của lực lượng chức năng.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác mà đại diện Tổng cục QLTT thừa nhận là do công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn của các lực lượng chức năng còn chưa có sự chỉ đạo đồng bộ. Công cụ, phương tiện hỗ trợ còn chưa được trang bị đầy đủ, kinh phí kiểm định mẫu xăng dầu thấp nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kiểm tra và phát hiện các vi phạm về đo lường, chất lượng.

Do đó, trước mắt, để tăng cường hơn nữa công tác quản lý kinh doanh xăng dầu, Tổng cục QLTT đã chỉ đạo lực lượng QLTT tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các thương nhân nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu, tập trung vào các thương nhân có dấu hiệu vi phạm; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, lực lượng QLTT tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng, Công an, Cảnh sát Biển và các cơ quan Thanh tra chuyên ngành để tạo thành sức mạnh tổng hợp từ Trung ương đến địa phương nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.