Kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán: Nhiều “rào cản” được dỡ bỏ…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - 75 trong số 117 điều kiện kinh doanh (ĐKKD) thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (KDBH), chứng khoán (CK) vừa được cắt giảm và đơn giản hóa. Đây được xem là “món quà” quý cho thị trường bứt phá những tháng cuối năm…

Ngày 7/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư KD thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. 

Nghị định này sửa đổi, bổ sung 14 Nghị định trong lĩnh vực tài chính, qua đó đã cắt giảm, đơn giản hóa 117 ĐKKD thuộc 13 ngành nghề: kế toán, kiểm toán; xổ số, casino, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện; KDBH, tái BH, môi giới BH; Thẩm định giá; CK.

Ngoài việc cắt giảm ĐKKD, Nghị định còn cắt giảm các quy định về hồ sơ, thủ tục liên quan để có thể thực hiện ngay khi ban hành (Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành) qua đó tiết giảm chi phí, tạo thuận lợi cho người dân, DN trong việc tiếp cận ngành nghề KD có điều kiện.

Liên quan đến điều kiện đầu tư, KD trong lĩnh vực KDBH và KD CK,  Nghị định151/2018/NĐ-CP đã quy định cắt giảm, đơn giản hóa tại Chương III và Chương V. Chỉ riêng hai lĩnh vực này đã cắt giảm, đơn giản hóa 75 điều kiện đầu tư, KD thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Trong lĩnh vực KDBH, Nghị định 151/2018/NĐ-CP đã cắt giảm 19 điều kiện, đơn giản hóa 07 điều kiện được quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016. Trong đó, đối với tổ chức Việt Nam tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn BH, Nghị định đã bãi bỏ điều kiện là DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, BH; qua đó tạo thuận lợi cho DN thuộc các lĩnh vực khác được tham gia góp vốn thành lập DN BH. 

Nghị định cũng bãi bỏ một số điều kiện ban đầu mà DN BH phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng (như được cơ quan quản lý nhà nước về BH nước ngoài nơi DN BH phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính cho phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động); bãi bỏ một số điều kiện đối với đại lý bán sản phẩm BH liên kết chung, BH hưu trí, BH thủy sản. 

“Việc cắt, giảm các điều kiện đó không chỉ giúp cho DN BH được chủ động lựa chọn đại lý BH triển khai sản phẩm mà còn tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân làm đại lý BH…”- bà Nguyễn Thu Thủy – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính chia sẻ.

Một số ĐKKD khác được sửa đổi theo hướng đơn giản để phù hợp với điều kiện thực tế, dễ thực hiện, đồng thời tạo sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đề nghị thành lập DN BH (giảm yêu cầu về thời gian hoạt động đối với tổ chức nước ngoài khi thành lập DN BH tại Việt Nam từ “10 năm” xuống “7 năm” kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam, đơn giản hoá điều kiện đối với công ty cổ phần BH dự kiến được thành lập chỉ cần tối thiểu 2 cổ đông (thay vì 2 cổ đông sáng lập là tổ chức...).

Trong lĩnh vực CK, Nghị định đã cắt giảm 26 điều kiện, đơn giản hóa 23 điều kiện đang được quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012, Nghị định 86/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016. 

Một số quy định cắt, giảm nổi bật như giảm điều kiện về mức vốn điều lệ tối thiểu đối với nghiệp vụ tự doanh CK từ 100 tỷ đồng xuống 50 tỷ đồng; giảm tiêu chuẩn đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức KD CK; bãi bỏ điều kiện tổ chức tham gia góp vốn thành lập tổ chức KD CK không có lỗ lũy kế; bãi bỏ điều kiện tài chính để công ty CK được thực hiện giao dịch ký quỹ gồm điều kiện không có lỗ lũy kế bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ và điều kiện tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần. 

Theo đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính, với các quy định này, Nghị định tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức tham gia góp vốn thành lập tổ chức KD CK; tạo thuận lợi hơn cho công ty CK thực hiện nghiệp vụ tự doanh, cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ, giao dịch trong ngày cho khách hàng; thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc giảm điều kiện để tổ chức KD CK nước ngoài được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.

Đọc thêm

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.