Kiều bào đề nghị chọn những điểm đặc sắc quảng bá văn hóa Việt Nam

Kiều bào chụp hình lưu niệm sau buổi gặp gỡ. Ảnh: hochiminhcity.gov
Kiều bào chụp hình lưu niệm sau buổi gặp gỡ. Ảnh: hochiminhcity.gov

(PLVN) - Kiều bào đề nghị cần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới; nhưng không nên dàn trải mà cần chọn lọc những điểm quan trọng, đặc sắc, ví dụ có thể quảng bá TP HCM là nơi có ẩm thực đường phố không ngủ...

Đây là ý kiến đóng góp của TS Phan Bích Thiện (kiều bào Hungary), khi đoàn kiều bào tiêu biểu đến tham quan trụ sở HĐND – UBND TP HCM và gặp gỡ lãnh đạo UBND TP, ngày 2/2. Chuyến thăm trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương năm 2024.

Đoàn kiều bào tiêu biểu đã đóng góp ý kiến, hiến kế nhiều nội dung xây dựng phát triển TP HCM.

Theo bà Phan Bích Thiện, nhiều người Việt ở Hungary hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và đề nghị lãnh đạo TP cho phép kiều bào trí thức Hungary tham gia đóng góp xây dựng TP HCM. Qua đó bà đề nghị quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản, chia sẻ: “Khi chứng kiến sự phát triển của TP HCM, nhất là thông qua chuyến tàu metro, tôi rất vui mừng và tự hào. Còn nhớ tháng 1/2024 tại Fukuoda, chúng tôi đã có cơ hội tổ chức chương trình Xuân Quê hương cho người Việt xa quê trên đất nước bạn, để vơi đi nỗi nhớ quê của những người con xa xứ. Sự kiện này đã xác lập Kỷ lục người Việt toàn cầu cho hoạt động Áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam ở nước ngoài. Tôi mong có nhiều sự kết nối giữa người Việt ở nước bạn để hỗ trợ nhau phát triển và làm nên tự hào là người Việt Nam”.

Kiều bào đóng góp ý kiến - Ảnh: hochiminhcity.gov

Kiều bào đóng góp ý kiến - Ảnh: hochiminhcity.gov

Nhận thấy TP HCM thời gian qua đã có nhiều thay đổi đáng ghi nhận, ông Peter Hồng (Chủ tịch Hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài) gửi lời cảm ơn lãnh đạo TP HCM đã hỗ trợ bà con kiều bào trong việc đầu tư phát triển thành phố.

Ông Peter Hồng kiến nghị TP HCM xem xét việc phát hành trái phiếu cho những công trình, dự án trọng điểm thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội và cho biết ông sẽ vận động kiều bào tham gia để TP HCM có vốn đầu tư phát triển.

Chủ tịch Hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài đồng thời kiến nghị thành phố xây dựng chương trình thu hút và sử dụng kiều hối; tạo cơ chế cho Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM tập hợp, thu hút kiều bào tham gia hiến kế phát triển thành phố.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn gặp khó khăn, thách thức, sự hỗ trợ và chia sẻ của kiều bào đã góp phần rất nhiều cho sự phát triển của TP HCM. Trong năm 2023, lượng kiều hối chuyển về TP HCM đạt gần 10 tỉ USD, cao hơn nhiều so với các năm trước. Điều đó cho thấy, sự phát triển của thành phố trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều có sự đóng góp của bà con kiều bào.

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan phát biểu

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan phát biểu

Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan thông tin khái quát về tình hình kinh tế - xã hội TP HCM và cho biết trong thời gian tới thành phố hướng tới chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghệ cao và xanh. Nông nghiệp đô thị thành phố phải hướng tới nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao giống cây trồng và vật nuôi. Các ngành dịch vụ như y tế, giáo dục, tài chính… cũng phải thay đổi chuyển sang hướng dịch vụ cao cấp, ứng dụng công nghệ cao.

Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cảm ơn những đóng góp của kiều bào trong quá trình phát triển của quê hương và mong muốn bà con kiều bào tiếp tục hiến kế, đóng góp cho sự phát triển của TP HCM và đất nước.

Đọc thêm

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Hội nghị UNOC 3: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 định hướng trọng tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 3 (UNOC 3), được tổ chức tại TP Nice, Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển.

Đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều vấn đề lớn đã được làm rõ; những nội dung còn ý kiến khác nhau cũng đã được định hướng xử lý cụ thể. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng trình Quốc hội, đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực với người dân, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình
(PLVN) - Sáng 10/6, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Buổi làm việc tập trung đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương; rà soát việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương, bao gồm cả công tác hợp nhất, sáp nhập; công tác giữ vững ổn định toàn diện tại địa phương...