Kiên trì huy động hệ thống chính trị tham gia đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả

Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Lê Thanh Hải. (Ảnh: PV)
Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Lê Thanh Hải. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (2014-2024), chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Ban Chỉ đạo, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Có sự tham gia của 21 Bộ, ngành, cơ quan

PV: Ban Chỉ đạo 389 quốc gia được thành lập nhằm tiếp tục thể hiện sự quan tâm sâu sát, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế, với mục tiêu huy động cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, các cấp, các ngành, địa phương cùng tham gia mặt trận đấu tranh chống buôn lậu (CBL), gian lận thương mại (GLTM) và hàng giả - kiên quyết đẩy lùi vấn nạn, không để có “vùng cấm”, phải không thưa ông?

Ông Lê Thanh Hải: Trước năm 2014, diễn biến tình hình buôn lậu, GLTM và hàng giả diễn ra hết sức phức tạp cả quy mô và tính chất đã tác động xấu đến môi trường kinh doanh, thị trường hàng hóa trong nước, gây thất thu ngân sách nhà nước... Nguy hại hơn, trong nhiều trường hợp còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, an ninh trật tự và tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực, tham nhũng...

Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng này, ngày 19/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia CBL, GLTM và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) với hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, phân công 1 Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban, Ủy viên là các lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương để thực hiện chức năng nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao như: Xây dựng chiến lược, kế hoạch CBL, GLTM và hàng giả trong từng thời kỳ. Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu, GLTM và sản xuất, kinh doanh hàng giả nghiêm trọng, có tổ chức. Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả. Chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CBL, GLTM và hàng giả. Đề nghị và thực hiện công tác khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong hoạt động CBL, GLTM và hàng giả. Chỉ đạo việc kiểm tra, xử lý tập thể, cá nhân có dấu hiệu làm trái, bao che, bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, GLTM và hàng giả. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền về CBL, GLTM và hàng giả…

Do đó, ngay sau khi có Quyết định thành lập, vào ngày 24/6/2014, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chính thức công bố thành lập Văn phòng Thường trực, với sự tham gia của công chức, sĩ quan, viên chức biệt phái từ các Bộ, ngành như: Tài Chính, Công Thương, Quốc phòng, Công an… triển khai nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo công tác CBL, GLTM và hàng giả trên phạm vi toàn quốc; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Đồng thời, để chủ động nắm tình hình và tham mưu công tác đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã triển khai thiết lập đường dây nóng thông qua các số điện thoại 0981389389, 0961389389; thư điện tử bcd389@customs.gov.vn nhằm kịp thời tiếp nhận các đơn, thư phản ánh của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan báo chí về các hành vi buôn lậu, GLTM và sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; các hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, tiếp tay, bảo kê của các cá nhân, đơn vị thuộc các lực lượng chức năng.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có sự tham gia của 18 Bộ, ngành và 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ; Ban Chỉ đạo 389 của 63 tỉnh, TP với sự tham gia của các sở, ngành, lực lượng chức năng nòng cốt như: Công an, Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường, Thuế, Y tế, Nông nghiệp, Cảnh sát biển….

Các cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa. (Ảnh: baohoabinh.com.vn)

Các cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa. (Ảnh: baohoabinh.com.vn)

PV: Thưa ông, trong 10 năm qua, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp trong đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, GLTM và hàng giả như thế nào?

Ông Lê Thanh Hải: Với tinh thần và trách nhiệm cao, Văn phòng Thường trực đã đề xuất lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, chuyên đề để chỉ đạo các Bộ, ngành, lực lượng chức năng và các địa phương đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả như: Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả trong tình hình mới; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh CBL thuốc lá; Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, CBL, GLTM và hàng giả; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh CBL, GLTM và sản xuất nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/07/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; Công điện số 871/CĐ-TTg ngày 29/09/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi tiêu cực liên quan hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền; Công điện số 426/CĐ-TTg ngày 18/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam….

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã ký và ban hành nhiều quyết định, kế hoạch chuyên đề và các công điện để chỉ đạo công tác này. Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng Kế hoạch thực hiện, triển khai đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia CBL, GLTM và hàng giả, tạo được cả bề rộng và bề sâu. Đơn cử như: Kế hoạch số 1239/KH-BCĐ389 ngày 13/12/2017 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường phòng, CBL, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng (Báo cáo số 10/BC-BCĐ389 ngày 11/09/2022); Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389 ngày 14/06/2017 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh CBL, GLTM xăng dầu (Báo cáo số 23/BC-BCĐ389 ngày 12/12/2018); Công điện số 229/CĐ-BCĐ389 ngày 15/06/2018 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác đấu tranh CBL mặt hàng thuốc lá, xì gà; Kế hoạch số 11/KH-BCĐ389 ngày 08/08/2018 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về triển khai thực hiện Chỉ thị 17/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh CBL, GLTM, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; Quyết định số 195/QĐ-BCĐ389 ngày 23/03/2020 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, GLTM và hàng giả; Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 09/10/2020 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường CBL, GLTM và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; Công văn số 03/BCĐ389-VPTT ngày 08/02/2021 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu.

Trong những năm gần đây, trước tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên tuyến biên giới đường bộ và qua cảng hàng không có diễn biến mới, phức tạp hơn, Văn phòng Thường trực đã tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ký, ban hành các Kế hoạch như: Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 ngày 13/09/2022 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác CBL, GLTM và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa; Kế hoạch số 111/KH-BCĐ389 ngày 22/11//2022 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác CBL, GLTM, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế; Công văn số 57/BCĐ389-VPTT ngày 08/06/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam; Công văn số 157/BCĐ389-VPTT ngày 08/12/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường kiểm soát, đấu tranh phòng, CBL mặt hàng vàng…

Văn phòng Thường trực đã tham mưu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành các văn bản chỉ đạo định kỳ; hàng quý, tổ chức giao ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, 6 tháng, một năm tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết; hàng quý để đánh giá kết quả hoạt động, phương hướng và giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm; tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức các cuộc họp đột xuất để chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết, xử lý kịp thời những vụ việc phức tạp, nổi cộm, đáp ứng yêu cầu, minh bạch của người dân và dư luận xã hội.

Luôn xác định công tác cán bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác CBL, GLTM và hàng giả, Văn phòng Thường trực đã tham mưu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kiện toàn ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ đạo bổ sung, kiện toàn thành viên, Cơ quan Thường trực, Văn phòng Thường trực, bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo 389 của các Bộ, ngành, lực lượng chức năng và 63 tỉnh, TP (với sự tham gia của các lực lượng chức năng chính như: Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành...) để thực hiện công tác CBL, GLTM tại địa bàn phụ trách.

Bên cạnh đó, Văn phòng Thường trực đã tham mưu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan truyền thông, tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục phòng, CBL, GLTM và hàng giả trong tình hình mới trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức truyên truyền đa dạng hơn, phong phú phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền như tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm, tuyên dương các điển hình tiên tiến, góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng CBL, GLTM và hàng giả.

Trong 02 năm gần đây, Văn phòng Thường trực chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức nhiều hội nghị tập huấn nâng cao công tác CBL, GLTM và hàng giả cho các lực lượng chức năng trong hoạt động thương mại điện tử, trong công tác báo cáo, thông tin tuyên truyền…; hội thảo về đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả đối với nhóm mặt hàng trọng điểm như dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, đường cát, thuốc lá…; Hội thảo chuyên đề “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống - Thực trạng và giải pháp trong tình hình mới”…

PV: Với sự chỉ đạo, đôn đốc, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, huy động sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng thành viên của Ban Chỉ đạo 389 đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, GLTM và hàng giả trong thời gian qua ra sao, thưa ông?

Ông Lê Thanh Hải: Công tác phát hiện, xử lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, công điện, kế hoạch triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia được thực hiện thường xuyên, liên tục. Hàng năm, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường công tác CBL, GLTM và hàng giả. Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm, dự báo tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, GLTM và hàng giả đối với các mặt hàng cấm và hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xây dựng Kế hoạch cao điểm CBL, GLTM và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán hàng năm.

Kết quả, từ năm 2015 đến năm 2023, các lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương phát hiện, bắt giữ, xử lý 214.829 vụ buôn lậu, vận chuyển hàng cấm; 1.170.800 vụ GLTM; 74.545 vụ sản suất, kinh doanh hàng giả. Khởi tố hình sự 11.946 vụ, với 14.507 đối tượng. Thu nộp ngân sách nhà nước trên 96.886.048 tỷ đồng.

Thuốc lá là mặt hàng buôn lậu rất nhức nhối. (Ảnh minh họa: tapchitaichinh.vn)

Thuốc lá là mặt hàng buôn lậu rất nhức nhối. (Ảnh minh họa: tapchitaichinh.vn)

Tập trung làm tốt công tác phòng ngừa

PV: Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhận định một trong những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả chính là một số cơ chế, chính sách còn bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Hạn chế này được khắc phục như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Thanh Hải: Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực thường xuyên tập trung rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác phòng, CBL, GLTM và hàng giả. Năm 2023, Văn phòng Thường trực đã triển khai thực hiện rà soát tổng thể và đã có kết quả báo cáo Trưởng ban xem xét, kiến nghị các cấp thẩm quyền giải quyết 3 nhóm khó khăn vướng mắc. Cụ thể:

Đối với khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật) liên quan đến 9 bộ luật và luật, 1 pháp lệnh, 1 nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, 33 nghị định, 5 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, 20 Thông tư được đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và hướng dẫn thực hiện.

Đối với khó khăn vướng mắc trong quan hệ phối hợp: Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi công tác CBL, GLTM và hàng giả thực hiện theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các quy chế phối hợp giữa các lực lượng, đơn vị chức năng, địa phương, về cơ bản đã phối hợp thực hiện tốt. Tuy nhiên có lúc, có nơi, có đơn vị, địa phương, khu vực vẫn còn tình trạng cát cứ địa bàn, lợi ích, thành tích, vùng miền, lực lượng. Sự trùng dẫm về phân công, phân cấp, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền xử lý, không phân rõ trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu dẫn đến buông lỏng quản lý.

Qua công tác rà soát cho thấy, việc chia sẻ thông tin còn hạn chế, không thường xuyên, chưa đồng bộ kết nối khai thác được các lợi thế dữ liệu thông tin của các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến công tác CBL, GLTM và hàng giả. Phối hợp giữa doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối với cơ quan thực thi pháp luật về công tác CBL, GLTM và hàng giả trong phát hiện, xử lý vi phạm còn hạn chế. Hợp tác, quan hệ quốc tế (chia sẻ thông tin tội phạm xuyên quốc gia, ủy thác điều tra, dẫn độ...) trong lĩnh vực CBL, GLTM và hàng giả gặp nhiều khó khăn vướng mắc.

Ngoài ra, còn có nhiều khó khăn vướng mắc khác như kiến nghị bổ sung kinh phí và hậu cần phục vụ CBL, GLTM và hàng giả như mua sắm trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, xây dựng kho bãi bảo quản, tang vật, vật chứng của các vụ án, vụ việc, xây dựng trung tâm giám định, kiểm nghiệm vùng...

Trong thời gian tới, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sẽ chủ động theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả công tác CBL, GLTM và hàng giả của các Bộ, ngành, địa phương; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, những vấn đề, lĩnh vực phức tạp, nổi cộm trong CBL, GLTM và hàng giả; tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo xử lý kịp thời.

Đồng thời, Văn phòng Thường trực cũng chủ trì, phối hợp Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương chủ động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các lực lượng, đơn vị, địa phương thực hiện các chuyên đề, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác CBL, GLTM và hàng giả… Văn phòng Thường trực tiếp tục rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng, CBL, GLTM và hàng giả, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thương mại điện tử, xuất xứ hàng hóa...

PV: Thưa ông, tại hội nghị tổng kết công tác hàng năm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã thẳng thắn nhìn nhận, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng thực hiện có trọng tâm, trọng điểm với nhiều cách làm sáng tạo, công tác phòng, CBL, GLTM và hàng giả đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng với tình hình thực tế. Theo ông, trong thời gian tới cần có giải pháp đột phá nào để cải thiện vấn đề này?

Ông Lê Thanh Hải: Tôi cho rằng, kết quả trong 10 năm qua khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và quyết liệt của các cấp ủy đảng, sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các tầng lớp Nhân dân, đã từng bước ngăn chăn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, GLTM và hàng giả, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không ngừng được bổ sung và hoàn thiện; công tác tuyên truyền được đổi mới, hướng về cơ sở, địa phương, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội về công tác đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả trong tình hình mới. Các lực lượng chuyên trách thuộc thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục được kiện toàn và nâng cao năng lực, phát huy được vai trò nòng cốt tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và trực tiếp đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả hiệu quả. Công tác hợp tác quốc tế về đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả được mở rộng, đi vào chiều sâu và thiết thực hơn; đã tranh thủ được nguồn lực, kinh nghiệm và phối hợp của quốc tế trong đấu tranh phòng, CBL, GLTM và hàng giả.

Văn phòng Thường trực đã phát huy được vai trò nòng cốt trong tham mưu chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện cácn quyết, chỉ thị, kế hoạch của Chính phủ trong công tác phòng, CBL, GLTM và hàng giả; thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành, triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình hành động với các Bộ, ngành.

Những kết quả này là rất quan trọng, đã góp phần kiềm chế sự gia tăng của buôn lậu, GLTM và hàng giả, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, địa phương trong công tác đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả.

Dự báo thời gian tới, diễn biến tình hình buôn lậu, GLTM và hàng giả còn tiềm ẩn và phức tạp cả địa bàn, quy mô và tính chất. Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành địa phương sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả; xác định công tác đấu tranh CBL, GLTM và hàng giả là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các bộ, ngành, địa phương; khẩn trương tiến hành rà soát các chương trình, kế hoạch công tác chỉ rõ những việc đã làm được, chưa làm được và các giải pháp khắc phục thời gian tới, gắn với việc kiện toàn các Ban Chỉ đạo, bảo đảm hoạt động thực chất, hiệu quả.

Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương tập trung làm tốt công tác phòng ngừa, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp để huy động các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, người dân cùng vào cuộc; tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị lợi dụng, lôi kéo tiếp tay cho hoạt động vi phạm pháp luật. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong CBL, GLTM và hàng giả... nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức bộ máy cho lực lượng trực tiếp đấu tranh với tội phạm, buôn lậu, GLTM và hàng giả trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường, Kiểm lâm...; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm yêu cầu công tác trong tình hình mới; có cơ chế sàng lọc, thay thế, luân chuyển những người không đủ năng lực công tác, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật. Mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hợp tác quốc tế để chủ động phòng ngừa tội phạm, buôn lậu, GLTM và hàng giả từ sớm, từ xa và đấu tranh hiệu quả với tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người, tội phạm buôn lậu, GLTM...

PV: Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Xúc động hành trình Báo Pháp luật Việt Nam đến với 'tâm lũ' Lào Cai

Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng Ủy, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đại diện đoàn công tác trao quà cho tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Hôm nay, 15/9, Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam mang theo tinh thần sẻ chia và hỗ trợ bà con bị thiệt hại nặng bởi bão số 3 tiếp tục hành trình tới Lào Cai. Tại hiện trường vụ sạt lở thương tâm thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Tổng Biên tập Vũ Hoài Nam và các thành viên không nén nổi nghẹn ngào, xót xa...

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trao quà hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do bão lụt tại Yên Bái

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trao quà hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do bão lụt tại Yên Bái
(PLVN) - Ngày 13/9/2024, Công đoàn, Đoàn Thanh niên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã tổ chức Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm dẫn đầu để đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ cho công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Các cơ quan Thi hành án dân sự khẩn trương khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Các cơ quan Thi hành án dân sự khẩn trương khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
(PLVN) -Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơ bão số 3 hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) và đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan này cũng chịu những thiệt hại nặng nề. Ngay sau bão, các cơ quan THADS đã khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, đồng thời có nhiều hành động thiết thực sẻ chia, giúp đỡ bà con vùng lũ.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Kết quả thi hành án dân sự năm 2024 dự kiến đạt và vượt chỉ tiêu

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, trong bối cảnh phải thực thi nhiệm vụ với áp lực công việc rất lớn, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng và trách nhiệm của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự và sự quan tâm chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng, kết quả thi hành án dân sự xong về việc và tiền thời gian qua đều tăng, dự kiến sẽ đạt và vượt chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”
(PLVN) - Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương, chiều 12/9/2024, Đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương làm trưởng đoàn.

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)
(PLVN) - Sáng 12/9/2024, Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp, làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Cùng đi có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ
(PLVN) -Trong 2 ngày11 và 12/9, Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội đã ủng hộ 250.000.000 đồng để cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Bộ Tư pháp, phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn, Bắc Ninh ủng hộ đồng bào và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bão lũ.

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Cần đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống

TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án phát biểu khai mạc hội thảo
(PLVN) -  Chiều 11/09, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo “ Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 ” do TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật , Bộ Tư pháp , Phó Trưởng ban Ban soạn thảo Đề án và ô ng Phạm Quang Hiếu, Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.