Kiện thẩm mỹ viện vì tiêm mũi gây mù mắt

Chị Loan đang được bà H. tiêm filler
Chị Loan đang được bà H. tiêm filler
(PLO) - Cho rằng thẩm mỹ viện tiêm chất filler làm đầy mũi là nguyên nhân chính khiến mình bị mù mắt trái, chị Nguyễn Thị Loan (23 tuổi, quê Đắk Lắk, tạm trú Q.7, TP.HCM) đã khởi kiện chủ thẩm mỹ viện đòi bồi thường.
Mới tiêm nửa mũi đã choáng váng
Phản ánh với PV Thanh Niên, chị Loan cho biết nghe bạn bè giới thiệu, chị đến đăng ký học nghề tại thẩm mỹ viện Hà Anh (TMV Hà Anh) ở đường Đặng Nguyên Cẩn, P.13, Q.6, TP.HCM do bà T.T.N.H làm chủ. Học phí là 10 triệu đồng/khóa học về xăm mi, nhấn mí, tiêm filler...
Theo đơn của chị Loan, ngày 15.12.2016, khách đến cơ sở của bà H. để tiêm filler, bà H. bảo Loan đến một công ty ở Q.Tân Bình mua 2 mũi tiêm filler. Sau khi tiêm 1 mũi cho khách, chiều cùng ngày bà H. đề nghị tiêm filler cho Loan (để làm đầy mũi và có quay clip lại để học), không có thỏa thuận về tiền bạc. Tuy nhiên, khi mới tiêm nửa mũi filler thì Loan đã than đau, mặt mày choáng váng, ói liên tục. Bà H. gọi em gái pha nước gừng cho Loan uống nhưng chưa kịp uống thì Loan đã ngã gục nên bà H. gọi chồng về đưa Loan đến Bệnh viện (BV) Q.6 cấp cứu, sau đó chuyển qua BV Đại học Y Dược TP. Tại đây, kết quả chẩn đoán hình ảnh xác định Loan bị đột quỵ. Sau đó, Loan được chuyển qua BV Nhân dân 115 điều trị.
“Lúc xảy ra sự cố, tôi thấy lờ mờ, mặt tím tái, tay chân bên phải không cử động được”, Loan nói và cho biết: “Khi vào BV, bác sĩ cho tôi biết có thể trong quá trình tiêm chất làm đầy cho tôi thì bà H. đã để mũi kim đâm trúng động mạch ở mũi và chất làm đầy tràn vào mắt khiến tôi bị đột quỵ, xuất huyết não và mất thị lực mắt trái”.
Sau khi xuất viện, Loan đến khám tại BV Chợ Rẫy, bác sĩ kết luận mắt trái của chị không thể hồi phục được vì toàn bộ dây thần kinh hốc mắt đã bị phá hủy, kèm theo viêm màng bồ đào, viêm mống thể mi và bắt đầu bong giác mạc. “Tôi cũng đã đi khám tại BV Mắt TP, bác sĩ chẩn đoán mắt tôi bị teo nhãn cầu, không có biện pháp nào có thể khắc phục tình trạng này, có thể phải múc bỏ”, Loan cho biết. Cô tiếp tục đi khám tại một trung tâm mắt ở Q.7, bác sĩ nói mắt cô chỉ có thể mổ để khắc phục tình trạng teo mắt và cắt cơn đau. Tuy nhiên chi phí dự trù là 70 triệu đồng/lần mổ và từ 5 đến 10 năm hoặc 20 năm cần thực hiện phẫu thuật lại một lần để tránh hiện tượng teo nhãn cầu. Theo Loan, trong thời gian chị nằm viện, gia đình bà H. có hỗ trợ viện phí 17 triệu đồng. Sau đó, gia đình bà H. đưa cho ba mẹ Loan 50 triệu đồng nữa để làm cam kết không khởi kiện.
Trong đơn khởi kiện gửi TAND Q.6, Loan yêu cầu bà H. bồi thường 360 triệu đồng, gồm tiền bồi thường về tổn hại sức khỏe và chi phí điều trị khắc phục tình trạng teo nhãn cầu. Đơn kiện của Loan đã được Tòa án Q.6 thụ lý.
Thẩm mỹ viện bị kiện đã dời địa chỉ
Một giáo sư chuyên khoa phẫu thuật tạo hình ở Hà Nội cho biết: Tiêm filler có thể gây phản ứng tại chỗ (phù, đau, ngứa, đỏ và sần da, có thể nhiễm trùng, áp xe); có thể gây tắc mạch làm mù mắt, tắc mạch não. Mù mắt là biến chứng sợ nhất khi tiêm xung quanh gốc mũi và hốc mắt với áp lực lớn, hay gặp khi sử dụng kim tiêm to tiêm dưới da.
Chiều 9.12, đại diện Phòng y tế Q.6 cho biết cơ sở của bà H. đã thay đổi địa chỉ. Tại địa chỉ cũ và mới cơ sở chỉ được phép làm phun, xăm. Phòng y tế Q.6 đã xác lập được hành vi cơ sở quảng cáo quá chức năng về đào tạo vì cơ sở không được phép đào tạo.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết việc tiêm filler là thuộc lĩnh vực hoạt động khám, chữa bệnh, chỉ được thực hiện tại BV và phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh, có nêu: cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.
Kiện thẩm mỹ viện vì tiêm mũi gây mù mắt - ảnh 3
Trường hợp này chủ cơ sở thẩm mỹ đã thực hiện tiêm vào cơ thể nạn nhân khi thực hiện quy trình thẩm mỹ; dạy nghề thẩm mỹ - vi phạm quy định về khám, chữa bệnh do tiêm filler tại thẩm mỹ viện không có giấy phép hoạt động dưới hình thức BV và phòng khám chuyên khoa. Theo luật sư Hưng, theo quy định tại điều 242 bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) về tội vi phạm quy định về khám, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thì: Người nào vi phạm quy định về khám, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 201 của bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 1 - 5 năm.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.