Kiên quyết hạ các trang mạo danh lãnh đạo để đề phòng bất trắc

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
(PLVN) - Lãnh đạo Đảng, Nhà nước là những người dân rất tin. Nếu một ngày nào đó những trang mạo danh này đưa tin thất thiệt trong lúc nguy cấp thì rất nguy hại, nên cần kiên quyết loại bỏ- Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay 

Trả lời câu hỏi của ĐB Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) về các thế lực chống phá, phá hoại nền tảng tư tưởng, Bộ trưởng Hùng cho hay Bộ vừa rồi đã xử lý rất nhiều các trang web mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

“Đến một ngày đẹp trời, các trang đấy sau khi lấy niềm tin của người đọc, đưa những thông tin trong tình huống khẩn cấp”, ông Hùng phân tích.  Vừa qua, bộ đã phối hợp, có lực lượng để giải quyết vấn đề này. Trong 2 tháng vừa qua, Bộ đã làm rất mạnh tay và gỡ, hạ 207 website mạo danh. Có trang là website thì ngăn chặn, còn trang trên nền tảng mạng xã hội thì phối hợp ngăn chặn.

“Trong đó có 46 trang là có tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bộ Thông tin và Truyền thông sắp tới sẽ làm việc với các lãnh đạo, thành viên Chính phủ, Quốc hội, lãnh đạo các địa phương, bộ ngành về vấn đề này”, ông cho hay.

Facebook đã chặn 21 trang mạng chống phá Nhà nước

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương về nguy cơ an ninh mạng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định chúng ta giải quyết vấn đề trên không gian mạng trước khi có Luật An ninh mạng và khi có luật thì ta làm mạnh mẽ hơn rất nhiều. 

Theo Bộ trưởng, kết quả này thể hiện rõ nhất qua làm việc với các nền tảng xã hội xuyên biên giới. Trước đây với Facebook nếu chúng ta yêu cầu 100 thì họ chỉ làm 20-30%, nhưng nay tỷ lệ này nâng lên 70%. Google nếu ta yêu cầu 100 họ chỉ chấp hành khoảng 40-50%, nhưng nay tăng lên 85%, thậm chí 90%, ví dụ gỡ các game xấu độc như đánh bài.

Bộ trưởng cũng cho biết chỉ cách đây 2 ngày, Facebook đã công bố chặn quảng cáo chính trị  đối với 21 trang chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có cả những trang mà Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố là khủng bố.

Tạp chí mà hoạt động như báo điện tử là sai luật 

Liên quan đến tình trạng báo hóa tạp chí điện tử, ĐB Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) cho rằng, tình trạng này đã kéo dài trong thời gian qua và làm gia tăng một số lượng lớn phóng viên cộng tác viên. Từ đó làm gia tăng hiện tượng gây sách nhiễu đối với các cá nhân, tổ chức và chính quyền địa phương cùng nhiều biểu hiện tiêu cực khác.

Trước tình trạng này, Bộ TTTT đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ ban hành không ít nghị định quyết định về quản lý báo chí. Bộ cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra nhưng tình trạng này vẫn chậm được khắc phục.

Trong khi, các tạp chí điện tử đang lúng túng và rất cần vai trò của bộ không phải chỉ nhắc nhở chấn chỉnh mà cần có được định hướng giải pháp mang tính đột phá để họ vừa nâng cao chất lượng nội dung vừa hoạt động đúng  đúng tôn chỉ mục đích.

“Với tư cách là người đứng đầu Bộ trưởng có nhìn nhận được vai trò của mình không? Bao giờ có được những giải pháp đột phá nhằm tìm hướng phát triển cho các tạp chí điện tử và khắc phục triệt để các hiện tượng tiêu cực nói trên?”, ĐB Thảo đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi của ĐB, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cách nói báo hoá tạp chí điện tử là cách nói dân dã. Thực ra đây là hoạt động sai Luật Báo chí.

Luật đã quy định tạp chí phải tập trung vào chuyên ngành, xuất bản định kỳ. Vừa qua có tình trạng một số tạp chí cũng làm tin thời sự, tin chính trị, cũng điều tra, phóng sự…, tức là sai tôn chỉ mục đích. “Bộ có nhìn thấy vấn đề này không? Chúng tôi đã nhìn thấy”, Bộ trưởng Hùng khẳng định.

Theo người đứng đầu Bộ TTTT, vừa qua Bộ đã họp cùng các cơ quan hữu quan để bàn giải pháp. Trước hết sẽ quy định tường minh về định kỳ của tạp chí. Thứ hai là thực hiện quy hoạch lại hệ thống báo chí, trong khi quy hoạch lại thì sẽ làm rõ tôn chỉ, mục đích, để báo chí làm đúng tôn chỉ mục đích của mình.

Một là về mặt quy định pháp luật, chúng ta phải làm tường minh câu chuyện thế nào là chuyên ngành, thế nào là định kỳ. Hai là quy hoạch lại các cơ quan báo chí. Khi quy hoạch lại bao gồm việc cấp lại giấy phép, trong giấy phép đó có phần tôn chỉ, mục đích  thì phải làm rõ tôn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí.

Hiện nay có một tình trạng các báo, tạp chí cùng đưa một sự kiện mà đáng lẽ là mỗi một tờ báo cần làm sâu lĩnh vực của mình để tạo một không gian toàn cảnh cho đất nước hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận.

Cũng liên quan đến vấn đề quản lý báo chí, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị Bộ trưởng Hùng cho biết có hiện tượng cơ quan báo chí bán kênh bán phụ trương bán giấy phép cho tư nhân không? Nếu có thì hiện tượng này diễn ra ở mức độ nào và điều đó đã tạo ra thiếu minh bạch khó quản lý như thế nào? Trách nhiệm của Bộ trưởng ra sao?

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, luật hiện hành có quy định cho cơ quan báo chí được liên kết với tư nhân, và thực tế nhờ việc liên kết này làm chất lượng báo chí tốt lên. Tuy nhiên khi làm sẽ nảy sinh một số vấn đề. Một số cơ quan báo chí lỏng. Về nguyên tắc cơ quan báo chí chịu trách nhiệm nội dung và chỉ liên kết trong lĩnh vực không phải chính trị thời sự.

Nhưng một số cơ quan báo chí cũng thả cho đơn vị liên kết can thiệp nội dung. Bộ đã nhìn thấy vấn đề này và sẽ nghiên cứu xây dựng quy định chi tiết về vấn đề liên kết.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.