Kiên quyết cách ly để chống dịch

Thủ tướng phát biểu tại phiên họp
Thủ tướng phát biểu tại phiên họp
(PLVN) - Ngày 27/2, chủ trì buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu triển khai mạnh mẽ biện pháp cách ly tập trung trong phòng, chống dịch bệnh.

Bước ngoặt lây lan dịch toàn cầu

Báo cáo tại cuộc làm việc, đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 cho biết, số ca nhiễm mới bên ngoài Trung Quốc lần đầu tiên lớn hơn số nhiễm của Trung Quốc, đánh dấu bước ngoặt lây lan dịch trên phạm vi toàn cầu.

Hiện tại, tất cả các châu lục, trừ châu Nam Cực, đều ghi nhận ca nhiễm Covid-19 với 49 quốc gia, vùng lãnh thổ công bố có người mắc. Những nước có nhiều người mắc nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Iran.

Hiện, số ca mắc mới tại Trung Quốc đang có xu hướng chững lại nhưng dịch lại đang phát triển mạnh tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Iran. Tại Việt Nam, từ ngày 13/2 đến nay không ghi nhận các trường hợp mắc mới. Tình hình dịch ở nước ta đang được kiểm soát.

Về các biện pháp phòng chống, Ban Chỉ đạo cho biết, Bộ Ngoại giao, các hãng hàng không thông báo rộng rãi về việc cách ly bắt buộc 14 ngày đối với người từ vùng dịch Hàn Quốc vào Việt Nam.

Đối với người Hàn Quốc và người đã qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 11/2, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị cập nhật ngay danh sách và nơi cư trú, lưu trú, gửi các tỉnh, TP để rà soát, thực hiện giám sát y tế và tổ chức cách ly các trường hợp được phát hiện đến từ vùng có dịch của Hàn Quốc, hoặc tiếp xúc gần với người từ vùng dịch. Ban Chỉ đạo cũng cho biết, hiện không còn chuyến bay tới vùng có dịch, tần suất các chuyến bay tới các cảng hàng không khác của Hàn Quốc đã giảm 60-70%.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã đạt được những kết quả rất quan trọng với nhiều biện pháp mạnh mẽ, chủ động. Thành tích này có được nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; để lại một ấn tượng mạnh mẽ và được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ. Nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới đánh giá cao tinh thần chỉ đạo chống dịch của Việt Nam. 

Thủ tướng nhận xét, Ban Chỉ đạo các cấp đã có những đối sách đúng, biện pháp quyết liệt, kịp thời, đồng bộ giữa Trung ương và địa phương, huy động nhiều lực lượng tham gia, đặc biệt là Quân đội, Công an với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Nhờ đó, Việt Nam đã ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh Covid-19, không có ca nhiễm mới, điều trị khỏi cho 16 ca mắc dịch bệnh này…

Song Thủ tướng cũng lưu ý, nguy cơ hiện còn cao, tình hình dịch ở nhiều nước diễn biến phức tạp nên chúng ta không được chủ quan, phải tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị của Thủ tướng. “Với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước nhân dân, chúng ta đã làm tất cả các biện pháp có thể với thái độ cương quyết”, Thủ tướng nói và nêu rõ việc này dù tốn kém, vất vả cũng phải làm chứ dễ dãi, đơn giản, thiếu ý chí thì sẽ thất bại.

Tạo điều kiện tốt nhất cho người cách ly

Thủ tướng yêu cầu triển khai mạnh mẽ biện pháp cách ly bắt buộc đối với những người từ vùng dịch vào Việt bởi ngăn chặn lây lan là giải pháp y tế tốt nhất lúc này; tiếp tục tạo điều kiện cho người cách ly sinh hoạt bình thường. 

Các cơ quan liên quan bám sát tinh thần “không đóng cửa biên giới, không đóng cửa sân bay, không cấm đi lại” nhưng “tất cả những người từ vùng dịch về đều phải cách ly” để tránh lây truyền dịch bệnh. Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam ở nước ngoài thực hiện tốt hướng dẫn của nước sở tại để ổn định. 

Về vấn đề đi học của học sinh, Thủ tướng nêu rõ, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND các tỉnh, TP xem xét trong khung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Bộ Giáo dục và Đào tạo thảo luận với các địa phương để xử lý vấn đề này một cách tốt nhất. 

Về chính sách phát triển thời gian tới, Thủ tướng cho biết, theo nhiều dự báo, mặc dù tình hình diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp nhưng có thể sẽ được kiểm soát tốt vào quý II. Trong khoảng vài tháng tới, kinh tế thế giới sẽ có những diễn biến tích cực. 

Do đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương ngay từ thời điểm này, bên cạnh kiên quyết ngăn chặn dịch có hiệu quả thì cần phải có tư duy đột phá chính sách và hành động để năm 2020 tiếp tục là năm thành công về kinh tế, ổn định về xã hội, hoàn thành đầy đủ, toàn diện các mục tiêu mà Đảng, Quốc hội đã giao. 

Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phương án về giảm thuế, giãn thuế, hoãn thuế, chậm nộp thuế, giảm phí logistics và một số vấn đề khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để tạo cho các cơ sở sản xuất có sức, có đà vươn lên, nhất là tăng chi tiêu cho an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp cho những đối tượng bị tổn thương của dịch bệnh; báo cáo những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại cuộc làm việc, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng gửi lời thăm hỏi, chúc mừng đến đội ngũ các y, bác sỹ cả nước nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam  (27/2/1955 - 27/2/2020). Thủ tướng cũng ghi nhận và biểu dương đội ngũ các y, bác sỹ, cán bộ, nhân viên y tế - những chiến sĩ tiên phong, những tấm gương kiên cường trên mặt trận phòng, chống dịch Covid-19.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.