Kiến nghị tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
(PLVN) - Để lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm nhân thọ, giúp người dân hiểu đúng, tin tưởng và không cảm thấy mạo hiểm khi mua bảo hiểm, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị Bộ Tài chính tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư...

Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng nay, 1/6, giải trình vấn đề một số đại biểu nêu liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc thừa nhận, vừa qua có những tồn tại, như kênh liên kết giữa ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm, tức là ngân hàng thương mại ký hợp đồng với công ty bảo hiểm để bán bảo hiểm cho khách hàng thông qua ngân hàng giới thiệu để hưởng hoa hồng.

Bên cạnh đó, các hợp đồng dài chưa rõ ràng, người mua đọc không kỹ nên thua thiệt khi khiếu kiện.

Về vấn đề này, Bộ trưởng khẳng định, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước kiểm tra và xử lý nghiêm những ngân hàng và công ty bảo hiểm vi phạm.

“Chúng tôi liên tục có hội ý và phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ này”, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin.

Hồ Đức Phớc cũng cho hay, Bộ Tài chính cũng đang xây dựng nghị định và thông tư để thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, tập trung vào nguyên tắc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm rõ ràng hơn, ngắn hơn, trọng tâm hơn, làm rõ quyền lợi, thời hạn và nghĩa vụ của các bên; quy định định mức tối đa chi thưởng và các quy định về chi đại lý, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

“Như vậy, chúng tôi đang tập trung vào những nội dung để quản lý kinh doanh bảo hiểm nhân thọ”, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định.

Trước đó, tại phiên họp ngày 31/5, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) nhấn mạnh về diễn biến của thị trường bảo hiểm nhân thọ.

Theo đại biểu, về bản chất, bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm mang tính nhân văn cao, giúp hỗ trợ con người, giảm thiểu những mất mát, thiệt hại trước những rủi ro liên quan đến tính mạng, sức khỏe, ốm đau, bệnh tật.

Tuy nhiên, sau nhiều kiện cáo, bức xúc của khách hàng được đăng tải công khai thời gian vừa qua đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngại.

“Nhiều người đã vội vã kiểm tra lại hợp đồng của mình và không khỏi hoang mang. Nhiều người mang hợp đồng bảo hiểm đến công ty bảo hiểm hỏi nhưng nhận được thông tin hoàn toàn khác với thông tin mà tư vấn viên đã cung cấp cho họ. Nhiều người đang có kế hoạch mua bảo hiểm nhân thọ đã tạm gác lại việc này với một sự cảnh giác cao”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho hay.

Dẫn thông tin báo chí nêu về những "bẫy ngầm" trong hợp đồng bảo hiểm, đại biểu cho rằng đã đến lúc cần nghiêm túc xem xét vấn đề này để những giá trị cốt lõi, nhân văn của bảo hiểm nhân thọ không bị ảnh hưởng bởi những đối tượng cố tình vi phạm để trục lợi.

Về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đại biểu chỉ rõ, thông thường, một bộ hợp đồng dày khoảng từ 70 đến 100 trang, là sản phẩm tài chính phức tạp với nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà sự thua thiệt sẽ chủ yếu nằm về phía người mua, nếu gặp phải những tư vấn viên không có tâm.

Ngay cả những chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp luật không chuyên ngành bảo hiểm cũng gặp khó khăn trong tiếp cận, nhiều chuyên gia cho biết là chỉ hiểu khoảng độ 70% nội dung hợp đồng.

Hơn nữa, các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong thời gian gần đây thường dưới dạng liên kết đầu tư, tức là một phần tiền của khách hàng được các hãng đưa vào các quỹ chứng khoán, trái phiếu, cho nên là càng phức tạp.

"Nhiều người chia sẻ là dù có đọc kỹ đến mấy thì cũng không thể hiểu nổi độ linh hoạt của các gói bảo hiểm, không thể hiểu nổi, nếu thanh lý hợp đồng sau 3 năm, 5 năm hay 10 năm thì sẽ nhận lại được bao nhiêu số tiền đã đóng”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy chỉ ra.

Vẫn theo đại biểu, đội ngũ tư vấn viên chính là khâu mấu chốt dẫn đến nhiều kiện cáo, tranh chấp vừa qua.

“Chính vì tính chất rất phức tạp của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, cho nên mới cần đến đội ngũ tư vấn viên. Tuy nhiên, không ít tư vấn viên thay vì tư vấn rõ bản chất của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là phòng ngừa rủi ro thì lại cố tình tư vấn mập mờ, thậm chí là sai lệch về sản phẩm bảo hiểm để nhanh chóng chốt đơn, ký được hợp đồng”, đại biểu khẳng định.

Về công ty bảo hiểm và các đại lý bảo hiểm, dẫn thông tin từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đại biểu cho biết, trong năm 2022, qua thanh tra đã phát hiện 3.100 trường hợp đại lý bảo hiểm có sai phạm, trong đó có lỗi cố tình tuyên truyền sai về sản phẩm bảo hiểm.

Nhấn mạnh rằng bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm tốt cả ở khía cạnh kiểm soát rủi ro và sự an tâm cho tương lai, là sản phẩm hữu ích cho mỗi gia đình, để lành mạnh hóa thị trường này, để người dân hiểu đúng, tin tưởng và không cảm thấy mạo hiểm khi mua bảo hiểm, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị Bộ Tài chính tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư.

Đại biểu cũng kiến nghị Bộ Công an từ các đơn tố cáo và dư luận phản ánh vừa qua thì xác minh làm rõ có hay không có dấu hiệu của tội lừa đảo hoặc tội lừa dối khách hàng, nếu có thì đề nghị khởi tố điều tra.

“Các công ty bảo hiểm cần rà soát lại toàn bộ các khâu của quá trình bảo hiểm, từ khâu thiết kế hợp đồng, khâu tư vấn bảo hiểm, khâu ký kết hợp đồng và khâu giải quyết khiếu nại của khách hàng. Chỉ khi thực sự minh bạch và thành tâm, người dân mới không quay lưng với bảo hiểm nhân thọ”, đại biểu nêu rõ.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19

(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 4/10 (theo giờ địa phương), tại Lâu đài Villers-Cotterêts (Pháp), đã diễn ra phiên khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 với chủ đề “Sáng tạo, Đổi mới và Khởi nghiệp bằng tiếng Pháp” với sự tham dự của gần 100 nước thành viên Cộng đồng Pháp ngữ, các thể chế Pháp ngữ, tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó gần 40 quốc gia tham dự ở cấp người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.

Đọc thêm

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước
Phát biểu kết luận buổi gặp mặt giữa Thường trực Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam sáng 4/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và đề nghị doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong để phát triển lớn mạnh cùng đất nước.

Khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội

Hình ảnh tại phiên khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Kỳ họp này diễn ra trong 1 ngày và là kỳ họp chuyên đề khối lượng công việc lớn, với 20 nội dung, bao gồm 5 nội dung quy phạm pháp luật, 15 nội dung chuyên đề.

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X: Hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thông tin về những điểm mới của Đại hội. Ảnh- PV
(PLVN) - Sáng 4/10, thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029, ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, tiêu đề dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội đã thể hiện quan điểm mới về vai trò nòng cốt chính trị và nhiệm vụ bao trùm của Mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới, hướng tới mục tiêu cao nhất là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, Nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp
(PLVN) - Đúng 21h45 ngày 3/10 giờ địa phương (2h45 ngày 4/10 theo giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống Sân bay Orly, thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1097/QĐ-TTg ngày 3/10/2024 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Theo quyết định này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới.

Tặng Bằng khen cho quân nhân BĐBP Cà Mau trong Chuyên án CM324

Tặng Bằng khen cho quân nhân BĐBP Cà Mau trong Chuyên án CM324
(PLVN) - Ngày 3/10, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các quân nhân thuộc BĐBP Cà Mau vì có thành tích xuất sắc trong điều tra, xác minh vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép” (Chuyên án CM324).