Kiến nghị sau giám sát, phản biện: Kiên trì, bền bỉ theo dõi kết quả giải quyết

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Kiên Giang hồi tháng 5/2021.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Kiên Giang hồi tháng 5/2021.
(PLVN) - Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác mặt trận năm 2022 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức mới đây.

Giám sát, phản biện gắn với vấn đề dân quan tâm

Cho rằng giám sát, phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác mặt trận trong giai đoạn hiện nay, ông Lê Tiến Châu khẳng định, hoạt động này đã đạt nhiều kết quả; nhiều kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đã được Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp ghi nhận và giải quyết kịp thời, được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Tuy nhiên, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức thành viên thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội ngày càng cao hơn, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Bởi vậy, ông Lê Tiến Châu đề nghị cần tạo sự gắn kết giữa công tác nắm tình hình nhân dân, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri với giám sát, phản biện xã hội. Theo đó, trên cơ sở kết quả nắm tình hình nhân dân, ý kiến, kiến nghị của cử tri, MTTQ và các tổ chức thành viên xác định lựa chọn những vấn đề cần phải làm rõ, để từ đó xây dựng Kế hoạch giám sát, phản biện xã hội. Khi đó nội dung giám sát, phản biện sẽ thực sự sát với những vấn đề mà nhân dân quan tâm.

Đối với các địa phương, cần chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy giao MTTQ tham gia từ đầu, từ sớm vào quá trình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết sách lớn của địa phương; các dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động lớn đến người dân, như các dự án phải thực hiện thu hồi đất, dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, phải đánh giá tác động môi trường và lấy ý kiến nhân dân… Hoặc hiện nay, các địa phương trên cả nước đang đồng loạt triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050… MTTQ các địa phương cũng nên ưu tiên thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo các Quy hoạch này.

Kiến nghị cần sát thực tiễn

Theo ông Lê Tiến Châu, các kiến nghị sau giám sát không nên mang tính thuần túy về khoa học, nghiên cứu mà cần mang nhiều hàm lượng thực tiễn hơn, đây mới chính là mong muốn của Đảng, Nhà nước đối với công tác giám sát và phản biện xã hội.

Muốn vậy, cần phát huy sự tham gia của các chuyên gia, người làm thực tiễn vào công tác giám sát, phản biện xã hội, đa dạng thành phần tham gia công tác giám sát, phản biện để đảm bảo tính đa dạng, tính đại diện, tính chuyên sâu. “Cần phải kiên trì, bền bỉ trong việc theo dõi kết quả giải quyết các kiến nghị sau giám sát, phản biện. Phải theo vấn đề đến cùng, bảo vệ quan điểm công tâm, khách quan” - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương (UBTƯ) MTTQ Việt Nam đề nghị.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện giám sát, phản biện xã hội, phải kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc về thể chế, pháp lý và quá trình thực thi để chủ động đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật. Quan tâm tới việc khảo sát, lấy ý kiến của người dân đối với những vấn đề nổi cộm, bức xúc, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

Đề cập tới công tác tuyên truyền, vận động để củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ông Lê Tiến Châu đề nghị MTTQ Việt Nam các cấp cần ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong công tác thông tin, tuyên truyền. Có thể nghiên cứu để sử dụng hợp lý, an toàn các kênh thông tin thông qua mạng xã hội, đường dây nóng để có thể truyền tải, tiếp cận được đông đảo và kịp thời tới các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó cần phát huy đa dạng các kênh thông tin để tổng hợp, nắm bắt và xây dựng Báo cáo về tình hình nhân dân. Phải làm sao báo cáo về tình hình nhân dân phản ánh được nỗi lòng, sự mong mỏi và phản ánh bức tranh chân thực, sinh động của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đa dạng hình thức lắng nghe ý kiến nhân dân

Hôm qua (21/1), tại buổi gặp mặt cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, năm 2022, MTTQ Việt Nam sẽ thực hiện đa dạng hóa hình thức lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân, nhất là những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các cụ, các vị nguyên lãnh đạo, cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ. “Nhiều ý kiến của các cụ, các vị rất gai góc, có chiều sâu, đa dạng trong lý luận và thực tiễn, góp phần giúp Đảng đoàn, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tìm ra giải pháp để nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực”, ông Đỗ Văn Chiến nói.

Trong năm 2022, MTTQ Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò chủ trì hiệp thương, phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức thành viên để chăm lo tốt hơn nữa cho đời sống nhân dân và giải quyết kịp thời những vấn đề nhân dân bức xúc, nổi cộm trong xã hội, từ đó góp phần bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Cùng với đó sẽ chú trọng hơn nữa đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

“Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các tổ chức thành viên để tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ chăm lo cho người nghèo để mọi người, mọi nhà đều có Tết. Đặc biệt quan tâm các hộ gia đình chính sách, hộ gia đình nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; các hộ nghèo là công nhân viên chức, người lao động làm việc ở những khu vực khó khăn” - Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thông tin.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.