Kiến nghị gỡ 'nút thắt' hoàn thuế cho doanh nghiệp gỗ

Doanh nghiệp ngành gỗ đang gặp khó khăn trong việc hoàn thuế.
Doanh nghiệp ngành gỗ đang gặp khó khăn trong việc hoàn thuế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) vẫn đang là “nút thắt” lớn đối với doanh nghiệp (DN) ngành gỗ. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) đề nghị nếu tình trạng này còn kéo dài, cần bỏ thuế 10% đối với mặt hàng gỗ để tránh tình trạng gian lận, tác động xấu tới DN làm ăn chân chính.

Xuất khẩu gỗ giảm

Sau nhiều năm liên tục tăng trưởng nhanh, 5 tháng đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu (XK) gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,7 tỷ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, sản phẩm gỗ chế biến sâu, thuộc mã HS 94, giảm tới 38%, hiện chỉ còn một số mặt hàng thuộc nhóm HS 44 còn tăng trưởng dương (gỗ dán, ván sợi, ván bóc, dăm gỗ, viên nén…), tuy nhiên giá trị những mặt hàng này không lớn.

“Mặc dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, chủ yếu do các tác động từ bên ngoài, song VIFOREST tin tưởng, với vị thế hiện có trong thương mại gỗ toàn cầu, với năng lực cạnh tranh đã được thử thách và với đội ngũ doanh nhân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thương trường, DN gỗ Việt sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng khi thị trường gỗ toàn cầu phục hồi…” - ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFOREST quả quyết.

Theo Chủ tịch VIFOREST, “nút thắt” lớn nhất đối với các DN chế biến - XK gỗ hiện nay là vấn đề hoàn thuế GTGT. Thống kê sơ bộ của VIFOREST cho thấy, số tiền thuế GTGT DN chế biến - XK gỗ chưa được hoàn trả là 6,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các DN XK dăm thuộc Chi hội Dăm gỗ khoảng trên 4 nghìn tỷ đồng (riêng với 11 DN XK dăm lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, số thuế chưa được hoàn đến hết tháng 5/2023 là 1.105 tỷ đồng); các DN hội viên Chi hội Gỗ dán cũng chưa được hoàn thuế trên 500 tỷ đồng; số còn lại khoảng 1,6 nghìn tỷ là các DN viên nén và chế biến XK các sản phẩm gỗ khác. Hiện các DN đang hết sức khó khăn khi không được hoàn thuế, thiếu vốn để xoay xở và hỗ trợ người lao động trong bối cảnh khan hiếm đơn hàng.

Đại diện Công ty TNHH Lâm Thanh Hưng cho biết, theo quy định thời gian hoàn thuế đối với hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau là 40 ngày nhưng hồ sơ hoàn thuế của DN bị kéo dài tới hơn 6 tháng mà không nhận được quyết định hoàn hay không hoàn. “Nguyên nhân là do có quá nhiều bất cập trong truy xuất, xác minh nguồn gốc gỗ vì theo quy định phải xác minh tới tận hộ trồng rừng. Trong khi đó, một lô hàng XK của DN được mua của vài chục hộ trồng rừng tại rất nhiều các địa phương khác nhau. Vậy, thời gian và nhân lực đâu để đi xác minh đủ số hộ bán gỗ cho DN?” - Đại diện DN chia sẻ. Đồng thời cho biết, DN phải rút hồ sơ và tạm thời hoãn nộp hồ sơ hoàn thuế để tập trung vào sản xuất kinh doanh tìm đầu ra cho đơn hàng mới.

Theo đại diện Công ty TNHH 12/11 Hạ Long, việc đi xác minh nguồn gốc tới người trồng rừng là không khả thi vì có tình trạng “người có sổ thì không có rừng, người trồng rừng thì không có sổ”, ngoài ra gỗ keo còn được trồng ở bờ sông, bờ ao. Như vậy, nhiều người dân trồng và bán gỗ không lấy đâu ra được “sổ đỏ” để chứng minh diện tích rừng trồng đó là của mình…” - DN này phân tích.

Bỏ thuế để tránh gian lận

Theo ông Thang Văn Thông (Chi hội Dăm gỗ Việt Nam), cơ quan Thuế (CQT) đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc hoàn thuế GTGT cũng có những lý do riêng, tuy nhiên, những lý do này chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay của DN.

Cụ thể, theo Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, DN chỉ truy xuất đến người phát sinh thuế. Tuy nhiên, hiện CQT đang yêu cầu truy xuất đến người trồng rừng. Do đó, thời gian xác minh rất dài, Chi cục Thuế địa phương cũng không có chức năng, quyền hạn đi xác minh việc này, mà phải nhờ đến đơn vị thứ 3 mà ở đây là cơ quan công an .

“Cần phân biệt rõ ai làm đúng, ai làm sai. DN làm không đúng thì pháp luật quản lý, giám sát họ, các DN làm đúng thì cần tháo gỡ để họ kinh doanh tiếp. Nếu việc hoàn thuế GTGT vẫn vướng như hiện nay, không có hướng dẫn cụ thể thì DN đang rơi vào tình trạng mơ hồ, không biết có được hay không được hoàn thuế và nguy hiểm hơn đó là DN sẽ bị mất niềm tin…” - ông Thông nói.

Chủ tịch VIFOREST, ông Đỗ Xuân Lập cũng cho rằng quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT rất phức tạp, không khả thi, mất rất nhiều thời gian và phát sinh nhiều chi phí nếu tiến hành xác minh đầy đủ. Do đó, ông Lập cho rằng, CQT chỉ tập trung kiểm soát chặt các nhà cung cấp, DN có xuất hóa đơn thông qua hệ thống hóa đơn điện tử. DN bị phát hiện gian lận hoàn thuế phải bị xử lý nghiêm để bảo đảm quyền lợi chính đáng của các DN tuân thủ pháp luật và giúp ngăn ngừa từ sớm những rủi ro trong lĩnh vực thuế…

Cũng theo Chủ tịch VIFOREST, hiện nhiều DN có đơn hàng nhưng lại không có dòng vốn để thực hiện. “Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế rà soát lại các vướng mắc tại các văn bản hiện hành để gỡ khó cho DN, bảo đảm dòng tài chính để DN ký kết các hợp đồng mới...” - ông Lập đề nghị. Đối với DN XK có hợp đồng với DN thương mại, theo ông Lập, cần cho phép hoàn thuế GTGT vì đây là giao dịch hợp pháp, đáp ứng đủ các điều kiện hoàn thuế, nếu phát hiện DN vi phạm pháp luật thì đề nghị thanh, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật; Trước mắt, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét và trả lời các hồ sơ hoàn thuế, chia ra từng giai đoạn 3 tháng, 6 tháng để giải quyết dứt điểm các bộ hồ sơ cho DN…

“Nếu tình trạng hoàn thuế GTGT còn kéo dài và chưa có hướng xử lý, VIFOREST đề nghị bỏ thuế 10% đối với mặt hàng này, để tránh tình trạng lợi dụng việc hoàn thuế GTGT để gian lận ngân sách nhà nước, tác động xấu tới các DN tuân thủ pháp luật và làm ăn chân chính. Hoặc có cơ chế/chính sách để DN đóng thuế hộ khâu chế biến gỗ trung gian với mức 1,5% và được phép hạch toán vào chi phí của DN…” - Đại diện VIFOREST đề xuất.

Trao đổi với PLVN, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đang khẩn trương chỉ đạo các Cục Thuế tiến hành rà soát các hồ sơ hoàn thuế để đảm bảo hoàn thuế nhanh nhất đối với các trường hợp đáp ứng các quy định của pháp luật. Về đề xuất bỏ thuế GTGT đối với mặt hàng gỗ, ông Thành bày tỏ thái độ hoàn toàn ủng hộ, bởi khi không quản lý được thì nên bỏ, vừa tháo gỡ khó khăn cho DN và cho cả CQT trong thực thi nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.