Kiến nghị cấm sử dụng động vật hoang dã làm thức ăn, thú cưng

Kiến nghị cấm sử dụng động vật hoang dã làm thức ăn, thú cưng
(PLVN) - Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) vừa gửi kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội  kiến nghị ban hành Nghị quyết nhằm loại bỏ thói quen xấu về việc sử dụng động vật hoang dã để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tránh phát sinh dịch bệnh.

Dẫn một  nghiên cứu khoa học cho rằng virus corona chủng mới SARS-COV-2 gây dịch bênh COVID-19 có nguồn gốc từ động vật hoang dã, các nhà khoa học tại SVW nhận định, nguyên nhân dịch bệnh không phải từ động vật hoang dã truyền trực tiếp đến con người, mà dịch bệnh bắt nguồn từ thói quen xấu về ăn và sử dụng động vật hoang dã một cách quá mức. 

Việc ăn và sử dụng động vật hoang dã bắt đầu từ việc săn bắt động vật, đem chúng ra khỏi môi trường sống tự nhiên, rồi vận chuyển chúng đến nơi phục vụ nhu cầu của con người như nhà hàng, các chợ, hiệu thuốc... Trong quá trình vận chuyển, nuôi nhốt, các động vật này có thể đã bị nhiễm các loại bệnh, virus, sau đó biến thể rồi lây truyền sang con người và trở thành các đại dịch, đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng của cộng đồng và sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Trong khi đó, dù có các quy định pháp luật xử lý hành vi săn bắt, mua bán, vận chuyển… động vật hoang dã, nhưng chưa có bất kỳ xử lý hành vi sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm. “Chúng ta không thể chỉ vì phục vụ nhu cầu ích kỷ, thói quen khoe khoang, thể hiện đẳng cấp của một bộ phận ít người mà gây ảnh hưởng đến sinh mạng, kinh tế của cả một dân tộc, một đất nước” – ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc SVW, nhận định.

Mới đây, SVW gửi thư lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) kiến nghị ban hành Nghị quyết cấm việc sử dụng, săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giết mổ động vật hoang dã trên cạn làm thức ăn, làm thú cưng, cấm sử dụng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm làm thuốc. 

SVW cũng kiến nghị UBTVQH nghiêm cấm nhân nuôi vì mục đích thương mại các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đồng thời lập danh sách các loài động vật khác được phép nhân nuôi trên cơ sở được đánh giá đầy đủ của cơ quan khoa học. Tổ chức này cũng đề nghị cấm bán các loài động vật hoang dã còn sống, đã chết hoặc mẫu vật của chúng là tang vật, vật chứng được tịch thu từ buôn bán, vận chuyển và săn bắt trái phép.

SVW cho rằng, việc khai thác và sử dụng động vật hoang dã với mục đích nghiên cứu khoa học, y học, giáo dục phải được quản lý và giám sát chặt chẽ theo các văn bản pháp luật hiện hành. Tất cả các cơ sở nuôi giữ phải đánh dấu bằng thiết bị điện tử (gắn chíp) nhận dạng với các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhằm quản lý một cách chặt chẽ và hiệu quả.

SVW cho rằng, việc ban hành Nghị quyết trên không chỉ giúp làm giảm các nguy cơ bệnh dịch truyền nhiễm và các mối đe doạ xã hội mà còn khẳng định Việt Nam đã hành động nỗ lực và dứt khoát trong vấn đề nghiêm cấm buôn bán và sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật.

Mới đây, ít ngày sau khi xác định dịch COVID-19 xuất phát từ dơi ở chợ hải sản, ngày 24/2/2010, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua Nghị quyết nghiêm cấm mọi hoạt động sử dụng, buôn bán, săn bắt, vận chuyển, nuôi nhốt động vật hoang dã phục vụ nhu cầu làm thực phẩm, đồng thời quản lý chắc việc khai thác sử dụng cho các mục đích khác. Nghị quyết này đã được gửi tới 183 quốc gia thành viên của Công ước CITES, cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Trung Quốc trong việc ngăn chặn các bệnh dịch từ động vật hoang dã. 

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.