Kiểm tra tài chính 100 đơn vị công đoàn trong năm 2025

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự kiến, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ kiểm tra tài chính công đoàn 100 đơn vị, trong đó có 23 liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương...

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị lần thứ VI (khóa XIII) dưới sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân.

Tại hội nghị, các ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) là các trưởng đoàn kiểm tra, giám sát đã trình bày 45 dự thảo thông báo kết quả kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn của LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, các công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở…

Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ VN cũng bàn, cho ý kiến về Kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ VN năm 2025.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Huỳnh Thanh Xuân phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Hà Anh)

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Huỳnh Thanh Xuân phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Hà Anh)

Mục đích của kế hoạch nhằm chủ động nắm tình hình và đánh giá đúng hoạt động của tổ chức và cán bộ công đoàn thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý; đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần bổ sung, sửa đổi các quy định của công đoàn phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, phát huy ưu điểm; phát hiện hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục; cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm của tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn.

Qua đó, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của công đoàn; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động.

Ông Nguyễn Minh Dũng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ VN phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Hà Anh)

Ông Nguyễn Minh Dũng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ VN phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Hà Anh)

Trong năm 2025, Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ VN sẽ kiểm tra, giám sát đối với cấp liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ VN; đơn vị sự nghiệp, kinh tế công đoàn; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở.

Dự kiến, Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ VN sẽ kiểm tra tài chính công đoàn 100 đơn vị, trong đó có 23 liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương; 8 đơn vị sự nghiệp, kinh tế công đoàn trực thuộc Tổng LĐLĐ VN; 31 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; 38 công đoàn cơ sở có đông công nhân lao động.

Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ VN sẽ kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam 52 đơn vị, trong đó có 14 LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương; 16 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; 22 công đoàn cơ sở… Giám sát chuyên đề 25 đơn vị, trong đó có 9 LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, 16 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở...

Thời gian triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát bắt đầu từ 1/3/2025 và hoàn thành trước ngày 15/11/2025.

Đánh giá cao Kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ VN năm 2025, Phó Chủ tịch Huỳnh Thanh Xuân lưu ý, Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ VN cần có thêm kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể của các đoàn kiểm tra, giám sát để chủ động về thời gian, nội dung, đối tượng kiểm tra; trước khi ban hành kết luận kiểm tra, giám sát thì các ủy viên Ủy ban Kiểm tra phải góp ý cho dự thảo kết luận để Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tham khảo, điều chỉnh trước khi ký kết luận trình Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN; tham mưu kế hoạch cho Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tại các đơn vị…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Hệ lụy của yêu vội, sống bản năng trong giới trẻ

Yêu nhanh, cưới vội, mang thai ngoài ý muốn để lại hệ quả khôn lường cho chính người trong cuộc và thế hệ sau. (Ảnh minh họa - Nguồn: TK)
(PLVN) - Mới đây, vụ việc bé trai 6 tuổi bị cha ruột tạt nước sôi, hành hạ khiến bé bị bỏng nặng, nhập viện với nhiều vết thương nghiêm trọng đã khiến dư luận phẫn nộ. Đằng sau câu chuyện bạo hành, còn có một góc khuất khác cần quan tâm đến, đó là sự thiếu trách nhiệm trong việc yêu đương, sinh con của một bộ phận người trẻ.

Tăng 'sức đề kháng' ngăn chặn nạn lừa đảo trên mạng với người cao tuổi

Công nghệ giúp người cao tuổi có công cụ giải trí, kết nối, nhưng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro bị lừa đảo. (Ảnh: Kỷ lục)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, người cao tuổi trở thành nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị lợi dụng trên môi trường mạng. Thực tế đã chứng kiến không ít trường hợp người cao tuổi bị lừa với số tiền lớn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về tài chính lẫn tinh thần. Câu hỏi đặt ra là cần làm gì để ngăn chặn vấn nạn này?

Công nghệ giúp người cao tuổi vượt khủng hoảng tâm lý

Lớp học công nghệ miễn phí dành cho người cao tuổi. (Ảnh: Ngọc Ngân)
(PLVN) - Tình trạng người cao tuổi ở Việt Nam bị “bỏ rơi” và không hòa nhập với con cháu đang ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý của họ. Trong bối cảnh này, việc áp dụng công nghệ vào hỗ trợ khủng hoảng tâm lý cho người cao tuổi không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho chính họ, mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Muôn cách chinh phục công nghệ ở 'tuổi xế chiều'

Các tỉnh, địa phương cần chủ động mở các lớp học công nghệ giúp người cao tuổi sống vui khỏe, an toàn. (Nguồn: Kênh 14)
(PLVN) - Thời đại khoa học, công nghệ phát triển, đối với người trẻ là một ưu thế lớn khi họ dễ dàng học hỏi, bắt kịp với thời đại. Ngược lại, người già gặp nhiều trở ngại, khó khăn khi áp dụng những công nghệ mới. Vì vậy, hiện nay, để phục vụ cuộc sống, rất nhiều người cao tuổi đã đăng ký các lớp học công nghệ.

Để tránh thảm họa lặp lại ở Làng Nủ

Các chuyên gia, các nhà khoa học tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: VNUS)
(PLVN) - PGS. TS Nguyễn Châu Lân - Phó trưởng Bộ môn địa kỹ thuật, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông vận tải cho biết: “Bước đầu chúng tôi xác định nguyên nhân gây nên thảm họa Làng Nủ là lũ bùn đá. Theo đó, có tới 1,6 triệu m³ bùn đất, đá và nước xuất phát từ đỉnh núi Con Voi cách Làng Nủ 3,6km đã dội xuống thôn”.