Kiểm tra nội bộ - “tai mắt” của Vietcombank

Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Đinh Thị Thái: “KTNB độc lập với các chi nhánh nên khắc phục được bất cập mô hình tổ chức của Kiểm tra giám sát tuân thủ trước đây”
Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Đinh Thị Thái: “KTNB độc lập với các chi nhánh nên khắc phục được bất cập mô hình tổ chức của Kiểm tra giám sát tuân thủ trước đây”
(PLVN) - Thông qua bộ phần này, nhiều năm nay, một số vụ việc lớn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về đạo đức, rủi ro liên quan đến chất lượng tín dụng suy giảm hoặc các vấn đề có ảnh hưởng đến rủi ro pháp lý đã được phát hiện, xử lý kịp thời.

Duy trì cơ chế kiểm tra trực tiếp kết hợp giám sát từ xa

Trao đổi với PLVN, bà Đinh Thị Thái -  Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho hay, trong hoạt động tài chính - ngân hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ thuộc tuyến bảo vệ thứ hai, là nhân tố có vai trò quan trọng, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của ngân hàng.

Thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phù hợp với tình hình mới, tháng 8/2015,Vietcombank chính thức thành lập Ban Kiểm tra nội bộ (KTNB) trên cơ sở kiện toàn Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ ở trụ sở chính và thành lập mới 5 Phòng KTNB khu vực đặt tại các địa bàn các tỉnh, TP Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ.      

“Việc hình thành bộ máy KTNB tập trung, trực thuộc Trụ sở chính, độc lập với các chi nhánh đã khắc phục cơ bản những hạn chế, bất cập về mô hình tổ chức của bộ máy kiểm tra giám sát tuân thủ giai đoạn trước đây, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy KTNB và là một trong những công cụ hữu hiệu để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro của Vietcombank”, bà Thái nói.

Sau 4 năm hoạt động, bộ phận này đã thực sự là công cụ quan trọng trong phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ rủi ro qua đó tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vietcombank xây dựng cơ chế chính sách, chấn chỉnh vi phạm, phục vụ mục tiêu xây dựng Vietcombank thành ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất?

- Qua thực tế 4 năm hoạt động, Ban KTNB Vietcombank đã phát huy tốt vai trò tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách để vận hành bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ; thực hiện các công tác phòng ngừa rủi ro liên quan hầu hết các mảng nghiệp vụ; kiểm soát và phát hiện kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro do không tuân thủ quy định; đề xuất chấn chỉnh và xử lý nghiêm túc những sai sót, vi phạm có thể dẫn tới rủi ro, phục vụ mục tiêu xây dựng Vietcombank thành ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất tại Việt Nam. Những hoạt động nổi bật ghi nhận được trong thời gian qua của bộ phận này là:

Đã xây dựng được các chương trình, thủ tục kiểm tra rõ ràng, chi tiết, chủ động phát hiện những dấu hiệu bất thường và hạn chế rủi ro trong toàn hệ thống thông qua cơ chế vừa kiểm tra trực tiếp tại 100% các đơn vị, kiểm tra theo chuyên đề toàn hệ thống, vừa thực hiện giám sát từ xa thường xuyên, liên tục. Công tác theo dõi, giám sát từ xa ngày càng được chú trọng, thông qua phân tích dữ liệu, kiểm tra giám sát. Nhiều vụ việc lớn tiềm ẩn rủi ro đạo đức, rủi ro liên quan đến chất lượng tín dụng suy giảm hoặc các vụ việc có ảnh hưởng đến rủi ro pháp lý đã được phát hiện rất kịp thời.

Thông qua công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo... của bộ phận KTNB, đã góp phần giải đáp nhiều vướng mắc của khách hàng
Thông qua công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo... của bộ phận KTNB, đã góp phần giải đáp nhiều vướng mắc của khách hàng

Ngoài ra, bộ phận này còn giúp cảnh báo định kỳ danh sách khách hàng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động tín dụng, kiến nghị các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý chặt chẽ hoặc cắt giảm dư nợ, bổ sung tài sản bảo đảm và hoặc các biện pháp xử lý nợ phù hợp khác. Đồng thời, thường xuyên rà soát, báo cáo các rủi ro mới phát sinh đối với các hoạt động nghiệp vụ khác để có biện pháp ngăn chặn. Bên cạnh đó, còn rà soát các văn bản, quy định nội bộ để phát hiện các nội dung chưa hoặc không còn phù hợp để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung.

Ban KTNB cũng tham mưu, đề xuất kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể có liên quan để xảy ra các sai sót, vi phạm tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức. Thông qua công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, công tác phòng chống tham nhũng và tội phạm của bộ phận này đã góp phần giải đáp vướng mắc của khách hàng, tiếp nhận thông tin, dấu hiệu rủi ro để tiếp tục làm rõ và phát hiện, ngăn chặn các trường hợp tương tự, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng, duy trì và cải thiện uy tín của ngân hàng.

Với hoạt động của bộ phận KTNB, việc cung cấp thông tin, phong tỏa, trích chuyển tài khoản theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thực hiện đúng quy định, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và thực thi pháp luật.

KTNB cũng đã giúp chúng tôi thực hiện tốt công tác điều phối làm việc với các cơ quan thanh tra, kiểm tra bên ngoài như các đoàn của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Ngân hàng nhà nước, Thuế, Bảo hiểm tiền gửi và thanh tra chuyên ngành khác; Giám sát và báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả việc khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Kịp thời phát hiện vi phạm của Vietcombank Tây Đô

Bà có thể dẫn chứng một trường hợp cụ thể mà bộ phận KTNB đã thể hiện rõ vai trò cảnh báo trước những nguy cơ rủi ro về nghiệp vụ, tín dụng, rủi ro về đạo đức…? Đã có trường hợp nào Vietcombank kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ, thưa bà?

- Vụ việc sai phạm lớn nhất đã được phát hiện và chủ động xử lý là trường hợp diễn ra vào tháng 12/2014 về cấp tín dụng của Vietcombank Tây Đô cho một nhóm khách hàng có nhiều thiếu sót trong công tác thẩm định, giải ngân và kiểm soát hoạt động cho vay dẫn tới không phát hiện kịp thời hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng làm phát sinh nợ xấu lớn, khó thu hồi đầy đủ.

Vietcombank đã kỷ luật một số cá nhân liên quan đến những sai phạm nói trên, đồng thời chủ động chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật, sau đó Giám đốc Chi nhánh, Trưởng phòng khách hàng và 1 cán bộ ở đây đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Đến thời điểm này, Chi nhánh Vietcombank Tây Đô đã thu hồi được một số tiền lớn đồng thời trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo đúng quy định, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Đây cũng là trường hợp điển hình thể hiện rõ vai trò và mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ở Vietcombank.

Trân trọng cảm ơn bà!

Tin cùng chuyên mục

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…