ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị rà soát, điều chỉnh nhiều chính sách về ưu đãi người có công

 Thông qua kiểm toán, KTNN đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Ảnh minh hoạ
Thông qua kiểm toán, KTNN đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công (NCC).

Lúng túng, khó khăn trong thực hiện vì thiếu quy định đồng bộ

Năm 2024, KTNN thực hiện kiểm toán chuyên đề toàn Ngành việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi NCC giai đoạn 2021-2023, thực hiện kiểm toán tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và các tỉnh, TP gồm TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bến Tre, Nam Định, Thái Bình, Gia Lai.

Kết quả kiểm toán cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi NCC chưa quy định đầy đủ đối tượng thụ hưởng chế độ ưu đãi theo thực tiễn phát sinh hoặc chưa quy định thống nhất giữa Pháp lệnh và các Nghị định hướng dẫn nên các địa phương vướng mắc trong quá trình giải quyết chế độ ưu đãi đối với NCC.

Những bất cập này dẫn đến Cục NCC (thuộc Bộ LĐTBXH, nay đã giải thể; cơ quan Cục NCC được chuyển về Bộ Nội vụ) cũng gặp khó khăn trong việc hướng dẫn, trả lời các địa phương do chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý.

Cụ thể, các Nghị định của Chính phủ ban hành chậm so với thời điểm Pháp lệnh Ưu đãi NCC có hiệu lực nên các địa phương chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời về trình tự thủ tục, hồ sơ, mẫu biểu, thời điểm hưởng... đối với từng đối tượng thụ hưởng hoặc các đối tượng có cùng chế độ ưu đãi nhưng được hưởng tại các thời điểm khác nhau.

Một số đối tượng thực tế có công đóng góp cho cách mạng nhưng theo quy định tại Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 thì chưa được hưởng chế độ ưu đãi NCC hoặc thân nhân là người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học thế hệ thứ ba của người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học hiện chưa được hưởng chế độ chính sách theo yêu cầu tại Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư.

Đoàn kiểm toán cũng chỉ ra thực trạng người dân giúp đỡ cách mạng cũng được Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến, tham gia giúp đỡ cách mạng trong vùng bị rải chất độc hóa học, nay mắc các bệnh, tật hoặc có con đẻ bị dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học hoặc bản thân họ bị địch bắt tù đày nhưng hiện chưa được hưởng chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù đày (chỉ được hưởng chế độ đối với NCC giúp đỡ cách mạng).

Ngoài ra, KTNN cũng chỉ ra một loạt bất cập trong Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi NCC dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện, điển hình là quy định chưa bao quát hết các đối tượng thân nhân NCC theo Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng.

Quy định đối tượng được hưởng chế độ nuôi dưỡng (Điều 111, 112) và quy định đối tượng không thực hiện chế độ ưu đãi đối với thân nhân và cá nhân có liên quan (Điều 120) nhưng Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 chưa quy định.

Quy định trợ cấp tuất hàng tháng đối với con NCC bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng kèm thêm các điều kiện (khoản 4 Điều 121) trong khi Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH chỉ quy định thân nhân NCC bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng và chưa phù hợp với Điều 19 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2010

“Việc quy định thêm sẽ làm giảm đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi NCC, tăng thủ tục hành chính, phát sinh chi phí giám định và thời gian của người được thụ hưởng”, Báo cáo kiểm toán nêu rõ.

Mặt khác, do Nghị định số 131/2021/NĐ-CP chưa quy định rõ thời điểm được hưởng của một số đối tượng dẫn đến khó khăn trong giải quyết chế độ ưu đãi, ảnh hưởng đến quyền lợi của NCC.

Chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho NCC còn chưa đảm bảo

Bên cạnh việc thiếu thống nhất, dẫn đến lúng túng trong xác định đúng đối tượng được hưởng ưu đãi cho NCC, kết quả kiểm toán cho thấy, các quy định liên quan đến mức hưởng hỗ trợ cùng kinh phí từ ngân sách cho đầu tư nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ; việc điều chỉnh mức hỗ trợ… cũng còn nhiều bất cập.

Điều này được thể hiện rõ trong Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi NCC và Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP.

Theo đó, Đoàn kiểm toán chỉ ra, mức hưởng trợ cấp hàng tháng của một số đối tượng chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, cần nghiên cứu xem xét, điều chỉnh.

Cụ thể, cùng tỷ lệ tổn thương cơ thể nhưng đối tượng NCC lại thấp hơn đối tượng bảo trợ xã hội (chưa kể cấp phát trang thiết bị bằng hiện vật) hoặc chưa phù hợp giữa đối tượng thương binh, bệnh binh có cùng tỷ lệ tổn thương cơ thể đang sống ở gia đình và tại cơ sở điều dưỡng.

Ngoài ra, còn một số khoản hỗ trợ chưa phù hợp thực tiễn và lộ trình tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, tiền lương cơ sở qua các năm. Mức hỗ trợ trang cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình, phương tiện phục hồi chức năng vẫn được thực hiện từ năm 2018 đến nay chưa điều chỉnh trong khi mức chuẩn trợ cấp ưu đãi tăng 36%...

Từ hàng loạt bất cập được chỉ ra, KTNN kiến nghị Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát cơ chế, chính sách hiện hành, tổng hợp khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách ưu đãi NCC đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện tốt chính sách ưu đãi NCC theo Nghị quyết số 42-NQ/TW của BCH Trung ương ngày 24/11/2023.

Trong đó, tập trung rà soát, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chế độ ưu đãi đối với một số đối tượng đã được KTNN chỉ ra.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

Liên quan đến vấn đề này, tại Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, 100% người có công và gia đình NCC sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, được chăm lo toàn diện về vật chất và tinh thần.

Đọc thêm

Hướng dẫn bố trí, sắp xếp người không chuyên trách khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp

Trường hợp cần thiết, UBND cấp xã có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố - Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Chính phủ vừa ký Công văn 12/CV-BCĐ gửi Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn một số nội dung đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

'Hơi thở thứ hai' của báo chí

Các chuyên gia tham dự phiên thảo luận (PNTĐ)
(PLVN) - Đứng trước những biến động khó lường của kỷ nguyên mới, báo chí Việt Nam đang đặt ra câu hỏi: Hơi thở thứ hai là gì? Liệu đó có phải là sự trở lại với báo chí chất lượng, tính khả tín, khám phá sự thật và định hướng dư luận?.

Nghề báo, cứ đi rồi sẽ tới...

Với “Bộ tứ trụ cột” làm nền tảng chiến lược, đất nước cần một đội ngũ người làm báo không chỉ giỏi nghề, thạo công nghệ, mà còn kiên định lý tưởng, dấn thân vì sự nghiệp phát triển đất nước. (Ảnh minh họa - Nguồn: most.gov.vn)
(PLVN) - Tháng Sáu về luôn là những ngày chộn rộn với người làm báo. Dù có người do nghề nghiệp lựa chọn, có người là chạm tới khát vọng trở thành một nhà báo, thì nghề báo luôn là một sự dấn thân và đam mê khi bạn đã “mang lấy nghiệp vào thân”...

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim từ mỗi hơi thuốc

Trong phút ban đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cà Mau).
(PLVN) - Theo bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước (Cà Mau), khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tức thì đến tim mạch chỉ sau vài phút hút. Cụ thể, nhịp tim có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu tiên. Đây là phản ứng nguy hiểm cảnh báo gánh nặng lên hệ tuần hoàn ngay cả khi mới tiếp xúc với thuốc lá.

'Sứ mệnh đặc biệt' của báo chí

Báo Pháp luật Việt Nam chung tay xóa nhà tạm tại Yên Bái. (Ảnh: Đức Tuyển)
(PLVN) - Mỗi khi nhắc đến sứ mệnh của báo chí, người ta thường nhắc đến vai trò thông tin, tuyên truyền các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Thế nhưng, bên cạnh đó, báo chí còn đảm nhiệm một sứ mệnh đặc biệt: sứ mệnh nhân đạo. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng chính sách an sinh xã hội và lan tỏa những điều tốt đẹp, tích cực trong đời sống.

Bắt đầu đợt mưa dông ở Bắc Bộ

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 21-23/6 một đợt mưa dông mới sẽ diễn ra ở Bắc Bộ. Đợt mưa này sẽ gây mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to ở Bắc Bộ.

Nhà báo trẻ trong kỷ nguyên mới - Thách thức và sứ mệnh

Các nhà báo, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam được tuyên dương Nhà báo trẻ tiêu biểu năm 2025.
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, khi thông tin lan truyền với tốc độ ánh sáng và ranh giới giữa đúng - sai, thật - giả ngày càng mong manh, trách nhiệm của nhà báo trẻ không chỉ dừng lại ở việc đưa tin nhanh, mà còn phải trở thành người dẫn đường cho nhận thức xã hội. Họ là những người đứng giữa cơn bão dữ liệu, lựa chọn sự thật, kiểm chứng đến cùng, giữ vững đạo đức nghề nghiệp và không ngừng làm mới cách thể hiện để chạm đến công chúng một cách sâu sắc.

Phụ nữ với 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phụ nữ với 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam”.
(PLVN) - Hơn một thế kỷ qua, báo chí cách mạng không chỉ là công cụ tuyên truyền hiệu quả của Đảng mà còn là tiếng nói đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam trong hành trình khẳng định vị thế, vai trò trong gia đình và xã hội.

Tòa soạn xanh - Đạo đức báo chí và sứ mệnh tuyên truyền bảo vệ môi trường

Các ấn phẩm Báo Pháp luật Việt Nam đã và đang phản ánh sâu, rộng các vấn đề môi trường cấp bách trong nước và toàn cầu. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) - Bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững, bên cạnh phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trong tiến trình này, báo chí nói chung, Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng, giữ vai trò không thể thay thế trong việc tuyên truyền chính sách, phát hiện vấn đề, định hướng dư luận và thúc đẩy thay đổi hành vi xã hội. Truyền thông vì môi trường không chỉ là trách nhiệm mà còn là sứ mệnh mang tính nhân văn và bền vững đối với tương lai đất nước.

Khi người trẻ bước vào nghề báo

Phóng viên Linh Chi phỏng vấn nhân vật trong chuyến thực địa tại Vườn quốc gia Cát Bà. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hành trình bước vào nghề báo của những phóng viên trẻ luôn mở đầu bằng những trang nhật ký trong trẻo, đan xen cảm giác bỡ ngỡ, lo âu và vô số bài học vỡ lòng.

Người làm báo thời chuyển đổi số: Gánh trên vai sứ mệnh công dân số

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và các đồng chí lãnh đạo dự Lễ công bố Chuyển đổi số báo chí 2024. (Ảnh: Nguyễn Phương)
(PLVN) - Kỷ nguyên mới mở ra không chỉ bằng những bước tiến công nghệ mà còn bởi sự tái định hình toàn diện mọi thiết chế xã hội - trong đó báo chí không nằm ngoài guồng xoay đổi thay ấy. Trong bối cảnh mới, người làm báo không chỉ là người đưa tin, người kể chuyện, người “gác cổng” dư luận - mà đang dần trở thành một chủ thể tích cực trong không gian số, gánh trên vai sứ mệnh mới: sứ mệnh công dân số.

Báo chí và công nghiệp văn hóa trong kỷ nguyên mới

Các diễn giả bàn về các giải pháp tăng nguồn lực cho báo chí để làm tốt nhiệm vụ thúc đẩy văn hóa. (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Diễn đàn “Vai trò của báo chí trong việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa năm 2025” tại Hải Phòng vừa qua không chỉ là dịp tri ân những đóng góp của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, mà còn là bước khởi đầu quan trọng để khẳng định vị thế của báo chí trong sự nghiệp phát triển văn hóa và con người trong kỷ nguyên mới...

Hải quan chung tay vì cộng đồng không ma túy

Các đại biểu dự Lễ mít tinh. (Ảnh: Đ.P)
(PLVN) - Tại xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) vừa phối hợp với Chi cục Hải quan khu vực IX tổ chức Lễ mít tinh tuyên truyền phòng, chống ma túy năm 2025.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài cuối: "Nhịp cầu" đưa pháp luật đến với vùng biên

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài cuối: "Nhịp cầu" đưa pháp luật đến với vùng biên
(PLVN) - Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, các đồn biên phòng trên tuyến biên giới đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, củng cố thế trận lòng dân vững chắc nơi biên cương Tổ quốc.

Tăng cường công tác phòng chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh tuyệt đối không để bị động, bất ngờ, không để gián đoạn trong chỉ đạo trong bối cảnh sắp xếp lại đơn vị hành chính và thực hiện chính quyền địa phương hai cấp.

Nữ chiến sỹ Công an gần 20 năm 'làm báo'

Thượng tá Hoàng Xuân Lý cùng các anh em tác nghiệp với phóng sự “Cần có cuộc đại phẩu thuật trong công tác quản lý bảo vệ rừng”
(PLVN) - Với gần 20 năm cầm bút, thượng tá Hoàng Xuân Lý - Phó Trưởng phòng công tác Đảng và công tác Chính trị, Công an tỉnh Hà Tĩnh, không chỉ làm nhiệm vụ của một cán bộ trong lực lượng vũ trang mà còn là cây bút sắc sảo, đầy tâm huyết với nghề báo - nghề mà chị gọi là “nghiệp duyên đặc biệt”.