Kiểm soát thuốc lá mới cần sự hiệp lực từ các chủ thể

(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên mới đây đã nhấn mạnh, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã có 2 tờ trình báo cáo Thủ tướng về chính sách thí điểm đối với các loại hình thuốc lá thế hệ mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có hương liệu.

Đóng góp vào hoàn thiện hành lang pháp lý cho thuốc lá mới của Bộ Công Thương còn có các Bộ, ngành liên quan cùng hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp.

Đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu từ năm 2017

Từ năm 2017, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tổ chức liên quan nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 67/2013/NĐ-CP về kinh doanh thuốc lá, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ Công Thương đã đưa dự thảo Nghị định 67 sửa đổi vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2020, trong đó bao gồm định nghĩa về thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng.

Ngày 17/6/2020, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 4861/VPVP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến các Bộ, hiệp hội liên quan về vấn đề thuốc lá mới để phù hợp với Chiến lược quốc gia về giảm thiểu tác hại của thuốc lá.

Sau 4 tháng, Chính phủ lại ban hành Công văn 8750/VPCP-V.I ngày 20/10/2020, tiếp tục yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất chính sách quản lý đối với thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng.

(Ảnh: PV)

(Ảnh: PV)

Mới đây, trả lời chất vấn trước Quốc hội vào sáng 7/11 về trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương đối với thuốc lá mới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã có 2 tờ trình báo cáo Thủ tướng về chính sách thí điểm đối với các loại hình thuốc lá thế hệ mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có hương liệu.

Bộ trưởng cũng cho hay, Bộ Công Thương đã làm việc và thống nhất với Bộ Y tế về chính sách quản lý đối với các loại hình thuốc lá thế hệ mới. Theo đó, Bộ Công Thương dự kiến sẽ đưa sản phẩm thuốc lá thế hệ mới vào đối tượng điều chỉnh của Nghị định thay thế Nghị định số 67/2013/NĐ-CP về kinh doanh thuốc lá để có hình thức quản lý phù hợp, dự kiến sẽ trình Thủ tướng vào quý IV này.

Cần có sự tham gia liên ngành để hài hòa lợi ích của các chủ thể

Trong Hội thảo “Kiểm soát thuốc lá mới có trách nhiệm” diễn ra vào tháng 7/2023 tại Hà Nội, liên quan đến các tiêu chuẩn quốc gia cho thuốc lá mới, ông Lê Thành Hưng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn chất lượng nông nghiệp thực phẩm, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (VSQI), Bộ Khoa học và Công nghệ đã nhắc lại 3 tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm thuốc lá làm nóng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2020, và 4 tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm hóa hơi ban hành năm 2021.

Ông Lê Thành Hưng cũng cho biết, việc nghiên cứu, đánh giá và công bố các tiêu chuẩn quốc gia về thuốc lá mới, của VSQI là nhằm hỗ trợ đề án quản lý thuốc lá mới của Bộ Công Thương. “Chúng tôi rất mong muốn có những cơ sở kỹ thuật nhất định để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, đồng thời giúp giám sát các hóa chất độc hại trong các sản phẩm thuốc lá mới, góp phần bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng”, ông Hưng nói.

Song song với các Bộ, ngành chức năng, các hiệp hội, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng và cả doanh nghiệp đều đồng loạt hướng tới việc đóng góp các giải pháp và cam kết hỗ trợ Chính phủ có biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với thuốc lá mới.

Theo ông Nguyễn Chí Nhân, Trưởng ban Pháp chế - Đào tạo, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) trong Hội thảo trên, các sản phẩm thuốc lá mới khi được phép kinh doanh sẽ được phân phối và cung cấp bởi các doanh nghiệp nhà nước, đi kèm với việc tuân thủ sát sao các chỉ đạo mà Chính phủ đặt ra.

Ông Luca Rossi. (Ảnh: PV)

Ông Luca Rossi. (Ảnh: PV)

Về phía doanh nghiệp, ông Luca Rossi - Phó Giám đốc Bộ phận Công nghệ sản phẩm và quy trình cho sản phẩm không khói thuốc (thuốc lá mới) của Philip Morris International (PMI) cho biết, khi sản xuất các sản phẩm thuốc lá mới, doanh nghiệp luôn cam kết đảm bảo rằng quá trình phát triển và sử dụng sản phẩm được kiểm soát.

“Thông qua các phép đo, chúng tôi ước tính được mức giảm trung bình là hơn 95% đối với thành phần các chất hóa học có hại và có tiềm năng gây hại có trong khí hơi (aerosol) của thuốc lá làm nóng so với khói của thuốc lá điếu”, ông Luca Rossi chia sẻ.

Bên cạnh đó, dưới góc nhìn của nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, thuốc lá mới không chỉ là một mặt hàng, mà nó liên quan đến nhiều lĩnh vực và các Bộ, ngành quản lý như Bộ Y tế đưa ra chính sách phòng, chống tác hại của thuốc lá; Bộ Tư pháp thẩm định về tính pháp lý, Bộ Công Thương đưa ra các quy định sản xuất, kinh doanh cho mặt hàng có điều kiện; Bộ Tài chính ban hành chính sách thuế; Bộ Khoa học và Công nghệ có vai trò đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm. Do vậy, quan điểm của ông Kiên là nên áp dụng giải pháp đồng bộ để quản lý thuốc lá mới giống như hướng tiếp cận đối với thuốc lá truyền thống trước đây”.

Trong bối cảnh thuốc lá mới buôn lậu tràn lan, liên tục gióng lên hồi chuông cảnh báo, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp cho rằng, hiện nhu cầu quản lý đã rất cấp thiết, các Bộ, ngành liên quan cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật để áp dụng vào việc kiểm soát các mặt hàng này một cách phù hợp, hiệu quả.

Đọc thêm

Diễn đàn GIFPP 2025: Hành động toàn cầu vì Hòa bình và Thịnh vượng bền vững

300 đại biểu đến từ 14 quốc gia tham dự diễn đàn.
(PLVN) -  Vừa qua, tại khách sạn InterContinental Bangkok, Diễn đàn Đầu tư & Hợp tác Toàn cầu vì Hòa Bình và Thịnh Vượng (Global Investment Forum for Peace & Prosperity - GIFPP) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các nhà lãnh đạo chính phủ, chuyên gia quốc tế, nhà đầu tư, doanh nhân và đại diện truyền thông.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi thông dòng vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi thông dòng vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân
(PLVN) - Nghị quyết số 68-NQ/TW mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân, khu vực từ lâu phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Với các nhà quản lý và các thành phần kinh tế, đây là bước ngoặt để khơi thông dòng chảy vốn đầu tư bền vững, tạo xung lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, hướng tới mục tiêu thoát bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới
(PLVN) - Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, chuyên gia, nhà báo, doanh nhân… đã tham dự Diễn đàn “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Báo Kinh tế & Đô thị và Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng 5/6. Tại đây, nhiều vấn đề liên quan đến báo chí, doanh nghiệp đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh giữa báo chí – doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025
(PLVN) -  Tháng 5 năm 2025, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy và Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng sự cố gắng, quyết tâm các Ban chuyên môn và các đơn vị, Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch SXKD tháng 5/2025.

Hỗ trợ đổi mới sáng tạo: Để doanh nghiệp hấp thụ 'dinh dưỡng thể chế'

Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mong được tiếp cận các ưu đãi. (Ảnh: Đoan Trang)
(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW về kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân vừa được thông qua đã tạo ra nhiều cơ chế thông thoáng thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển. Nhưng để tiếp cận, “hấp thụ” được các chính sách này lại không hề đơn giản...

Kỳ vọng lứa doanh nghiệp lớn mới sẽ 'ra ràng' - Bài 1: Doanh nghiệp gia đình nuôi khát vọng lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Triển lãm “Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân” sáng ngày 18/5/2025. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Doanh nghiệp (DN) gia đình là cấu phần chính của kinh tế tư nhân Việt Nam. Hiện khối DN gia đình ngày càng nuôi khát vọng lớn, đặt mục tiêu vượt ra khỏi khuôn khổ “của để dành” và nghĩ tới mục tiêu kiếm tài sản tỷ USD... Đây là lứa DN được kỳ vọng sẽ “lớn bổng” với sự chắp cánh của Nghị quyết 68 - NQ/TW.

Nhiều dự án năng lượng chuẩn bị vào giai đoạn 'nước rút'

Lãnh đạo EVN kiểm tra tiến độ Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. (Ảnh: EVN)
(PLVN) -  Thời điểm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9) là cột mốc mà rất nhiều dự án nguồn điện và lưới điện đặt mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng. Hiện, các đơn vị thi công, chủ đầu tư đang chuẩn bị vào giai đoạn nước rút để kịp tiến độ quan trọng này.