Kiểm soát quyền lực

Ảnh minh họa (Ảnh Vienamnet).
Ảnh minh họa (Ảnh Vienamnet).
(PLVN) - Những ngày qua, sau khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra kết luận điều tra, đề nghị VKSND Tối cao truy tố 38 bị can trong vụ án liên quan kit test Cty Việt Á; báo chí đã có nhiều bài viết về vụ án này, ở nhiều góc độ khác nhau, với từng bị can khác nhau.

Vụ án chưa được đưa ra xét xử; tuy nhiên, cho đến giờ đã có thể thấy rất nhiều bài học; trong đó có bài học về kiểm soát quyền lực. Cần nhắc lại rằng, cách đây chưa lâu, đã diễn ra phiên sơ thẩm xét xử vụ “Chuyến bay giải cứu”. Cả hai “đại án” nhức nhối dư luận.

Phiên tòa xét xử vụ “Chuyến bay giải cứu” và kết luận điều tra “đại án” Cty Việt Á được hoàn thành đúng vào thời điểm Bộ Chính trị ban hành Quy định 114-QĐ/TW “Về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ” (gọi là Quy định 114) thay thế cho Quy định 205-QĐ/TW trước đây. Quy định 114 ra đời trong thời điểm này thật sự cần thiết.

Quy định 114 của Bộ Chính trị ra đời góp phần siết chặt hơn nữa trong công tác kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Nếu như Quy định 205 trước đây mới chỉ “kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống “chạy chức, chạy quyền””; thì Quy định 114 xác định “kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ”. Tức là phạm vi rộng hơn nhiều.

Quy định 114 đã chỉ rõ hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp môi giới đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi trong công tác cán bộ. Có thể thấy, chưa khi nào quy định của Đảng có những điểm mới như quy định lần này.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã xử lý kỷ luật rất nhiều cán bộ sai phạm, kể cả cán bộ cấp cao (91 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 17 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 23 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang). Số cán bộ tha hóa, biến chất không chỉ do cửa quyền, lộng quyền, lạm quyền như trước đây; mà còn tham lam vật chất, dẫn đến phạm pháp. Riêng vụ án Việt Á, trong số 38 bị can, đã có 3 cựu Ủy viên Trung ương, vị nào cũng nhận số tiền không nhỏ của Việt Á.

Việc Trung ương ban hành Quy định 114 thể hiện quyết tâm như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, “phải kiểm soát quyền lực, phải “nhốt” quyền lực trong lồng cơ chế, để anh muốn tham nhũng cũng không tham nhũng được, muốn lợi dụng cũng không lợi dụng được”.

Về lý luận, quyền lực tuyệt đối, tất yếu sinh ra suy thoái tuyệt đối. Thực tiễn cho thấy tình trạng thừa quyền lực nhưng thiếu năng lực, trước hết là năng lực chính trị và pháp luật, trong điều kiện Đảng lãnh đạo, cầm quyền bằng pháp luật, là hậu họa nhãn tiền.

Chúng ta có đủ bộ máy kiểm tra, thanh tra. Vì vậy, không thể buông lỏng sự kiểm soát quyền lực; không thể để xảy ra tình trạng quyền lực “bất kham” gây hậu họa.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Đọc thêm

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định tặng quà gần 1,6 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Mức quà được chia làm hai loại, 600.000 đồng và 300.000 đồng, tùy theo đối tượng và mức độ.

Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên có Luật về Công nghiệp Công nghệ số

Ngày 14/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) với 441/445 đại biểu tán thành. (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày 14/6, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, 441/445 đại biểu (92,26%) đã tán thành Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS). Đây là bộ luật chuyên ngành đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này, được kỳ vọng trở thành đòn bẩy thể chế cho chuyển đổi số quốc gia và đưa Việt Nam vươn lên nhóm dẫn đầu kinh tế số.

Từ 20/6, Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Ngày 20 - 26/6, TP Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã, phường mới. Việc thử nghiệm nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả mô hình qua 10 nhóm nội dung và nhiều tình huống giả định, chuẩn bị cho việc vận hành chính thức từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền hai cấp.