Kiểm soát đặc biệt

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra bể nước thải sau xử lý. Doanh nghiệp đã cho thả cá vào bể, có camera theo dõi sức khoẻ đàn cá, truyền hình ảnh ra ngoài cổng nhà máy 24/24h để người dân giám sát. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra bể nước thải sau xử lý. Doanh nghiệp đã cho thả cá vào bể, có camera theo dõi sức khoẻ đàn cá, truyền hình ảnh ra ngoài cổng nhà máy 24/24h để người dân giám sát. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến
(PLO) - “Tôi yêu cầu phải duy trì chế độ kiểm soát môi trường đặc biệt nghiêm ngặt tại nhà máy của Formosa, bảo đảm không để xảy ra bất cứ sự cố môi trường nào. Nhà máy chỉ sản xuất nếu bảo đảm môi trường”, đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi kiểm tra việc chấp hành các yêu cầu bảo đảm môi trường tại Formosa Hà Tĩnh ngày 16/5.

"Sự cố" Formosa Hà Tĩnh coi như đã qua. Đến nay Công ty này đã khắc phục được 52/53 hành vi vi phạm, các hạng mục đã cơ bản hoàn thành bảo đảm điều kiện vận hành chính thức lò cao số 1. 

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” và yêu cầu Formosa tuân thủ tuyệt đối mọi yêu cầu, quy định của cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát môi trường, bảo đảm an toàn trong sản xuất, vận hành nhà máy.

Bất cứ công ty (nói chung là doanh nghiệp) nào mục tiêu của họ cũng tối đa hóa lợi nhuận. Một thời gian dài chúng ta kêu gọi doanh nghiệp, trong đó có FDI phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, quan tâm bảo vệ sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động. Tuy nhiên, cùng với kêu gọi,  Nhà nước vẫn phải thực thi trách nhiệm kiểm soát của mình, phải đấu tranh đến cùng với các vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường.

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng “hy sinh” lợi ích cộng đồng, tương lai lâu dài của cuộc sống vì lợi nhuận. Một bộ phận cán bộ quản lý vì nhiều nguyên nhân sẵn sàng “bắt tay” với tội phạm môi trường để "kiếm chác". Về vĩ mô, có thể còn nhiều “khoảng trống” về pháp luật, hiệu lực “cưỡng chế” và giáo dục của luật pháp về môi trường chưa cao... Tất cả những điều này làm cho cộng đồng phải chia sẻ “sự cố”. Chưa nói đến người sản xuất cá thể dùng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật... vô tội vạ, đang dần dần “thu hẹp” thời gian sống của chính mình, con cháu họ và đồng loại.

Theo WHO cảnh báo trước đây thì khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam, là những nơi có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới. Quy luật ô nhiễm là cái giá của phát triển. Vậy nên rất cần bộ máy quản lý chuyên nghiệp và pháp luật được thực thi.

Cần phải nói thêm rằng, tội phạm môi trường hiện là một trong những hình thức tội phạm vô cùng hấp dẫn đối với các nhóm tội phạm có tổ chức. Những đối tượng đồng lõa có mặt trong bộ phận công quyền đang làm cho môi trường sống trên thế giới hiện nay bị thách thức hơn bao giờ hết.

Để có môi trường an lành – cần phải kiểm soát đặc biệt. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Sáng 24/4, Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025); 139 năm Ngày quốc tế Lao động và trao tặng giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu. Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Đọc thêm

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 3: Ước nguyện được cống hiến của du học sinh Nga

Sinh viên Việt Nam khóa 2015 - 2020 chụp ảnh trước phòng thí nghiệm (Nguyễn Trúc Phương đứng hàng đầu tiên bên trái). (Ảnh trong bài do các nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội thông qua và chỉ đạo triển khai chủ trương tái khởi động điện hạt nhân (ĐHN), không ít kỹ sư được đào tạo về lĩnh vực này tại Liên bang Nga vui mừng khôn xiết, ngóng chờ đến ngày được cống hiến xây dựng “giấc mơ” ĐHN Việt Nam.

'Hẹn ước Bắc - Nam': Khát vọng thống nhất, ký ức hào hùng

Sân khấu hoành tráng của “Hẹn ước Bắc - Nam”.
(PLVN) - Hơn 12.000 khán giả bùng nổ trong chương trình nghệ thuật chính luận “Hẹn ước Bắc - Nam” kéo dài 100 phút, với pháo hoa rực rỡ, xe tăng, xe chở quân xuất hiện trên sân khấu, cờ Tổ quốc đỏ rực khán đài và hàng vạn người cùng cất cao tiếng hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” và “Đất nước trọn niềm vui”.

Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm thống nhất đất nước: Hành trình kiến tạo hòa bình, phát triển dân tộc

Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm thống nhất đất nước: Hành trình kiến tạo hòa bình, phát triển dân tộc
(PLVN) -  Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 23/4, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc tế “50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hoà bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đến dự và phát biểu tại hội thảo.

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Với việc giảm thuế như trên, dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

TP HCM giữ vững vai trò Thành phố động lực tăng trưởng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại cuộc gặp cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tổ chức sáng 21/4 tại TP HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm kỳ vọng TP HCM tiếp tục giữ vững phát huy vai trò là động lực phát triển chính, trung tâm đổi mới sáng tạo của vùng và của cả nước.

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 2: Lòng dân đồng thuận, mong có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ

Nhiều người dân xã Phước Dinh sinh sống bằng nghề nuôi, trồng thủy sản. (Ảnh: PV).
(PLVN) - Khi huyện Ninh Hải triển khai khảo sát thông tin bằng phiếu đến các hộ dân, trên 90% người dân ở nơi chuẩn bị giải tỏa, di dời tại địa bàn huyện đồng thuận với chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN). Bên cạnh đó, người dân mong muốn khi đến nơi ở mới, cuộc sống sẽ được bảo đảm bằng và tốt hơn nơi ở cũ.

Phó Thủ tướng ra "tối hậu thư" về 2 bệnh viện nghìn tỉ đang bị lãng phí

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Hơn nghìn tỷ đồng đã được rót vào hai bệnh viện "siêu hiện đại" ở Hà Nam, nhưng đến nay vẫn chưa đón được bệnh nhân nào. Trước nguy cơ chậm tiến độ kéo dài, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ra “tối hậu thư”: tăng tốc, gỡ vướng vốn, thi công xuyên đêm để sớm đưa hai công trình y tế trọng điểm vào hoạt động, phục vụ Nhân dân và tránh lãng phí đầu tư.

Minh chứng cho sự chuyển mình chiến lược của đất nước

Minh chứng cho sự chuyển mình chiến lược của đất nước
(PLVN) -  Ngày 19/4 vừa qua, tại điểm cầu trung tâm nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khánh thành, khởi công các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa “giấc mơ” điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 1: Kỳ vọng vào dự án được tái khởi động sau 8 năm tạm dừng

Nơi xây dựng Khu tái định cư thuộc Dự án Nhà máy điện hạt nhân 2 tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
(PLVN) -   Việc tái triển khai Dự án điện hạt nhân sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tiến xa hơn trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ hạt nhân không chỉ dừng lại ở sản xuất điện mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân.

Khuyến khích tinh thần 'dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới' trong toàn xã hội

Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại Lễ hướng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, người Việt Nam có 2 sức mạnh quan trọng: Tư duy STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) tốt nên làm khoa học và công nghệ tốt; năng lực vận dụng tốt nên làm đổi mới sáng tạo (ĐMST) tốt. Đây đều là những năng lực cốt lõi của thời Khoa học, Công nghệ (KHCN), ĐMST, Chuyển đổi số (CĐS)...