Kiểm soát chất lượng xăng dầu: Quản lý thị trường than bị “bó tay”

Theo quy định hiện hành, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đơn vị chủ trì thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu
Theo quy định hiện hành, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đơn vị chủ trì thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu
(PLVN) - Sau khi đường dây làm giả xăng dầu của Trịnh Sướng ở Sóc Trăng bị phanh phui, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) là đơn vị đầu tiên được nhắc đến khi dư luận quy kết trách nhiệm liên quan. Nhưng, ít người biết, lực lượng này cũng đang gặp khó vì chỉ có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra các điều kiện kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh, phân phối xăng dầu. 

Không thể đơn phương kiểm tra

Ông Trần Văn Tùng - Quyền Cục trưởng QLTT Bình Dương cho hay, theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP thì Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là đơn vị được phân công kiểm tra đo lường chất lượng. QLTT chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra về các điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, ông Tùng khẳng định, khi thực hiện nhiệm vụ chung, nhận tin tố giác của người tiêu dùng thì Cục QLTT Bình Dương vẫn tiến hành lập đoàn kiểm tra, phối hợp cùng các đơn vị liên quan và lên đường ngay lập tức. 

“Khi có tin báo là chúng tôi đi luôn vì nếu chỉ chần chừ 1 - 2 ngày thì các cửa hàng có thể bán hết, không để lại dấu vết. Các đơn vị liên quan như lực lượng Công an, ngành KH&CN đều phối hợp thực hiện kiểm tra luôn. QLTT không thể đơn phương kiểm tra chất lượng xăng dầu do trách nhiệm này thuộc ngành KH&CN ”, ông Tùng nêu thực trạng.

Được biết, với phương thức kiểm tra này, chỉ trong 2 tháng, QLTT Bình Dương đã tiến hành lấy mẫu các cửa hàng bị tố giác, thực hiện kiểm định tại các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm và đã đề nghị UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định xử phạt 3 cửa hàng kinh doanh xăng dầu không đạt chất lượng. Ông Tùng cũng chia sẻ, điều thuận lợi với lực lượng QLTT là họ có có máy test nhanh được UBND tỉnh này trang bị nên trước khi lấy mẫu để mang đến các cơ quan chức năng kiểm nghiệm và nhận kết quả chính thức thì đều tiến hành test nhanh. Ông Tùng cho biết, với việc QLTT xăng dầu, chỉ khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, lực lượng này mới vào cuộc, không được tiến hành kiểm tra tràn lan và cũng không tiến hành theo kế hoạch thường xuyên. 

Lãnh đạo Tổng cục QLTT cho biết, thực sự chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng xăng dầu không phải nhiệm vụ của Bộ Công Thương và Tổng cục QLTT. Chính những giới hạn quy định của pháp luật trên mà trong đợt tổng kiểm tra xăng dầu đang tiến hành trong tuần này, đoàn kiểm tra do Tổng cục QLTT chủ trì chỉ có thể kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh; việc duy trì các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời kiểm tra  hệ thống phân phối, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối; kiểm tra hợp đồng đại lý, hóa đơn chứng từ hàng hóa...

Sẽ kiến nghị nếu bất cập chính sách

Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh khẳng định, qua đợt kiểm tra này, nếu phát hiện những bất cập về cơ chế, chính sách pháp luật, Tổng cục sẽ kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, kinh doanh xăng dầu chịu sự điều chỉnh của Thông tư 15/2015/TT-BKHCN và Nghị định 83/2014/NĐ-CP. Trong đó, Điều 27 Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN quy định, trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là chủ trì thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu nhập khẩu; hướng dẫn quy trình xử lý xăng dầu nhập khẩu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Đồng thời, chủ trì thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động pha chế xăng dầu của thương nhân đầu mối; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường, chất lượng theo quy định tại Thông tư này. Cụ thể, Điều 28 Thông tư trên cũng quy định, trách nhiệm của Sở KH&CN các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thanh tra Sở KH&CN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra nhà nước.

Ngoài ra, Điều 40 Nghị định 83/2014/NĐ-CP cũng quy định Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan quản lý, kiểm tra, kiểm soát đo lường, chất lượng xăng dầu sản xuất, pha chế, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Tại điều này cũng quy định Bộ Công Thương có trách nhiệm thi hành các điều liên quan đến điều kiện về kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu.

Bên cạnh đó, một số điều khoản khác của Nghị định này cũng cho thấy, Bộ Công Thương có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát thương nhân tuân thủ các điều kiện và quy định có liên quan về điều kiện thực hiện tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý kinh doanh xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu và cửa hàng bán lẻ xăng dầu. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Giải pháp nào giúp ngành công nghiệp dược phát triển bền vững?

(PLVN) - Trong khi thị trường hóa chất dược phẩm toàn cầu liên tục mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất các loại thuốc thông dụng và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.

Đọc thêm

Binh đoàn 12 - 'Đội quân công tác' ở Làng Nủ

Ngôi nhà sàn bê tông đầu tiên ở Làng Nủ được Binh đoàn 12 cất nóc hôm 22/10 (Ảnh: Quốc Hồng).
(PLVN) -Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho hay, sau 1 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10, Bộ đội Trường Sơn đã cất nóc xong ngôi nhà đầu tiên tại khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

Công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng. (Ảnh: Nụ Bùi)
(PLVN) -  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, công tác cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan đã góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam; thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.