Kiểm soát chặt dự án đầu tư để tránh sai phạm, thất thoát

Quang cảnh cuộc làm việc. (Nguồn ảnh: VGP)
Quang cảnh cuộc làm việc. (Nguồn ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 17/4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 đã làm việc với 16 bộ, cơ quan Trung ương về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư để tránh sai phạm, thất thoát trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Vướng mắc chủ yếu liên quan đến phân cấp thẩm quyền thẩm định dự án

Các bộ, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 3 có Văn phòng Trung ương Đảng, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc... Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp cho biết, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 Thủ tướng Chính phủ giao cho 16 bộ, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 3 là 34.314,3 tỷ đồng. Đến thời điểm này, các bộ, cơ quan đã phân bổ 97,5% tổng số vốn được giao theo kế hoạch. Số vốn còn lại chưa giao kế hoạch là hơn 576 tỷ đồng.

Theo báo cáo cập nhật của các đơn vị, tổng số giải ngân của 16 bộ, cơ quan Trung ương đến hết quý I/2023 là 2.097,01 tỷ đồng, đạt 6,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (10,35%). Trong số các bộ, cơ quan Trung ương dự họp, VKSND Tối cao có tiến độ giải ngân cao nhất, đạt 22,48% trong khi còn 4 bộ, cơ quan Trung ương chưa giải ngân là Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Báo cáo cũng cho thấy, những tháng đầu năm, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đang tập trung thực hiện công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, công tác giải phóng mặt bằng, xử lý khó khăn về nguồn cung cấp vật liệu... nên ảnh hưởng tiến độ, khối lượng nghiệm thu giải ngân vốn. Đối với vốn nước ngoài, một số dự án chưa tháo gỡ được khó khăn trong công tác lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá thiết bị để làm cơ sở xác định giá gói thầu nên chưa đủ điều kiện thực hiện và giải ngân.

Phát biểu tại cuộc họp, 16 bộ, cơ quan Trung ương cho biết, những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công chủ yếu liên quan đến phân cấp thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của cơ quan chuyên môn về xây dựng; thẩm quyền kiểm tra điều kiện nghiệm thu công trình các cơ quan trung ương có ngành dọc đã được xác định nhưng đến vẫn nay chưa được sửa đổi. Các Bộ Công an, Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Trung ương Đảng cho biết đang quyết liệt trong công tác chỉ đạo triển khai đầu tư những dự án trọng điểm. Tuy nhiên, một số nơi vẫn đang gặp vướng mắc do những quy định, khâu thẩm định, giải phóng mặt bằng… Đại diện các bộ, ngành khẳng định sẽ nỗ lực để đảm bảo tiến độ giải ngân các dự án trong năm 2023.

Về tổ chức thực hiện, nhiều ý kiến cho rằng, thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới kéo dài từ khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, đến bước lựa chọn nhà thầu thi công, nhất là các dự án có tổng mức đầu tư lớn, đấu thầu tư vấn và xây lắp, dẫn đến nhiều dự án trọng điểm, dự án lớn đã được bố trí vốn đầy đủ nhưng chưa thể triển khai thực hiện. Năng lực một số nhà thầu tư vấn còn yếu kém dẫn đến chất lượng công tác tư vấn, hồ sơ còn hạn chế nên khi khảo sát thiết kế và triển khai thi công thực tế phải dừng để xử lý hoặc điều chỉnh dự án, dẫn đến tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn chậm.

Các bộ, ngành cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến chậm trễ, trong đó một số bộ, cơ quan có những nguyên nhân đặc thù như có nhiều dự án đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của ngành trên địa bàn nhiều tỉnh, TP nên thường gặp khó khăn trong việc giao đất, điều chỉnh quy hoạch cục bộ… Các dự án mua sắm phần lớn là hàng nhập khẩu, trong đó có những trang thiết bị đặc chủng, thiết bị chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao và tính đồng bộ, nên công tác giải ngân sẽ tập trung vào những tháng cuối năm…

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, cuộc họp nhằm trao đổi, nhận diện khó khăn, vướng mắc để sớm có hướng tháo gỡ bởi đầu tư công có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị tại cuộc họp cũng như của 4 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 để đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc điều chuyển vốn từ năm 2022 sang năm 2023, tránh tình trạng các dự án đầu tư dở dang. Đồng thời, phải kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư để tránh sai phạm, thất thoát trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. “Cần tạo điều kiện thông thoáng cho anh em làm việc, nhưng vẫn phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Phó Thủ tướng cho rằng cần có cơ chế thuận lợi hơn bởi các dự án này phải đáp ứng tiêu chí kép, vừa tuân thủ pháp luật trong nước, vừa đáp ứng các quy định ngặt nghèo của nước sở tại về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.