Kiểm soát chặt chẽ sở hữu chéo trong hoạt động tín dụng

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 6. (Ảnh: Phạm Thắng)
Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 6. (Ảnh: Phạm Thắng)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký chứng thực Nghị quyết số 109/2023/QH15 về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Quốc hội (QH) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán Nhà nước, các Bộ, cơ quan liên quan trong triển khai thực hiện các nghị quyết của QH khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn. Việc thực hiện các nghị quyết của QH đã được các cơ quan triển khai nghiêm túc, có trách nhiệm, với nhiều giải pháp đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cụ thể ở hầu hết các lĩnh vực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm theo nghị quyết của QH. Tuy nhiên, việc triển khai một số nghị quyết còn chậm, một số nội dung, chỉ tiêu trong các nghị quyết chưa hoàn thành, chưa đạt yêu cầu, chậm chuyển biến hoặc còn khó khăn, vướng mắc, cần phải khắc phục, tháo gỡ, giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.

QH yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán Nhà nước, các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các nghị quyết của QH khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực.

Đối với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, QH đề nghị tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; có giải pháp kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu trong 6 tháng đầu năm 2024 hoàn thành phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Trong lĩnh vực tài chính, QH yêu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện kết nối Cơ sở dữ liệu tài sản công chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác dữ liệu của các cơ quan dân cử; kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, nghĩa vụ trả nợ... trong giới hạn cho phép, tiếp tục tham mưu các giải pháp cải thiện tín nhiệm quốc gia; quan tâm phát triển mạnh hơn nữa các loại thị trường, nhất là thị trường vốn.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, QH đề nghị hoàn thiện pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; nhất là cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Có giải pháp kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo của tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp “sân sau” của tổ chức tín dụng. Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả và thực chất phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém...

QH yêu cầu các cơ quan tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các nghị quyết của QH khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường; thông tin và truyền thông; lao động, thương binh và xã hội; giáo dục và đào tạo; y tế; xây dựng, thực thi pháp luật...

Nghị quyết cũng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan, HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết và báo cáo QH về việc thực hiện Nghị quyết tại các kỳ họp sau.

Ủy ban Thường vụ QH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này, kiến nghị QH xem xét trách nhiệm của cá nhân, cơ quan liên quan không hoàn thành các yêu cầu của QH tại kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ QH khóa XV. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm giám sát và vận động mọi tầng lớp Nhân dân thực hiện Nghị quyết này.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Tọa đàm

Có đến 90% ngân hàng áp dụng ESG dù chưa có hướng dẫn

(PLVN) - Mặc dù đã có 80%-90% các ngân hàng đã áp dụng một phần hoặc toàn bộ bộ 3 tiêu chuẩn về môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị (ESG) trong hoạt động. Thế nhưng hiện vẫn chưa có quy định chung của Quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan quản lý chuyên ngành về ESG.

Đọc thêm

Chưa có gói tín dụng đặc thù tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Tọa đàm “Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa”.
(PLVN) - Dòng vốn ngân hàng đã và đang trở thành chất xúc tác quan trọng góp phần đưa sản phẩm OCOP ngày càng vươn xa, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần tiếp tục tháo gỡ, trong đó có việc xem xét một gói tín dụng đặc thù cho các khách hàng triển khai các sản phẩm OCOP…

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới” diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Sáng nay - 2/7, tại Hà Nội Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới”.

MB bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới

MB bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới
(PLVN) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) nhiệm kỳ 2024 - 2029 được Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức mới đây, các Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2024 - 2029 với 11 Thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập) và 05 Thành viên BKS của MB đã được bầu và ra mắt Đại hội.

5 năm NHNN có hơn 90 lượt văn bản chỉ đạo, cảnh báo an toàn giao dịch không tiền mặt

Hội thảo “Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt”
(PLVN) - Thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt” - Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình “Ngày không tiền mặt 2024”, Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty CP thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), Sở Công thương TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức ngày 14/6.

Agribank được vinh danh 3 sản phẩm dịch vụ tài chính tiêu biểu tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam – VWAS 2024

Agribank - giải pháp tài chính cá nhân sáng tạo
(PLVN) - Vừa qua, tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam – VWAS 2024, Agribank được vinh danh ở ba hạng mục: Dịch vụ khách hàng ưu tiên tiêu biểu; Sản phẩm công nghệ và chuyển đổi số tiêu biểu; Giải pháp tài chính cá nhân sáng tạo và được Ban tổ chức trao tặng danh hiệu là Doanh nghiệp Vì sự phát triển dịch vụ tài chính trong hai năm liên tiếp.

“Tương lai thị trường tín chỉ carbon Việt Nam: Góc nhìn từ tiềm năng kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý”

Toàn cảnh Tọa đàm “Tương lai thị trường tín chỉ Carbon Việt Nam: Góc nhìn từ tiềm năng kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý”
(PLVN) - Sáng ngày 12/6, tại TP Hồ Chí Minh, Agribank đồng hành cùng báo Pháp Luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Tương lai thị trường tín chỉ carbon Việt Nam: Góc nhìn từ tiềm năng kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý”, nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển kinh tế không bằng mọi giá mà phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

Công bố Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2024

Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2024
(PLVN) - Ngày 10/6/2024, Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố danh sách Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2024. Lễ vinh danh các Ngân hàng uy tín do Vietnam Report và Báo VietNamNet tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 8/2024 tại Hà Nội.

Tham gia bình ổn thị trường vàng: Các ngân hàng nói gì?

Từ thứ Hai ngày 3/6, người dân có thể mua vàng tại 4 NHTM nhà nước
(PLVN) - Nhằm đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 3/6, Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN) sẽ thực hiện bán vàng trực tiếp cho 04 Ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Đoàn đại biểu do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu tham quan trải nghiệm tại các gian hàng của sự kiện.
(PLVN) - Ngày 8/5/2024, sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức, chính thức được khai mạc. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo sự kiện.