Kịch Tết dè dặt “sáng đèn”

Vở kịch “Vụ án người đốt đền - Herostrastus” được giới chuyên môn đánh giá cao.
Vở kịch “Vụ án người đốt đền - Herostrastus” được giới chuyên môn đánh giá cao.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kịch vốn là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân TP HCM, Hà Nội vào dịp Tết. Với nghệ sĩ, ai cũng mong chờ mang lại niềm vui cho khán giả ngày đầu năm. Nhưng Tết năm nay, các nhà hát đều dè dặt việc “sáng đèn” đón khán giả dù đã đầu tư công phu nhiều vở diễn.

Sân khấu kịch của NSND Hồng Vân đã dàn dựng vở “Ngôi nhà trên thuyền” nói về đời sống gia đình, di chứng chất độc da cam từ chiến tranh. Vở diễn “Mưa bóng mây” của NSƯT Ngọc Trinh và đạo diễn Ngọc Hùng do cặp đôi NSƯT Ngọc Trinh và Hòa Hiệp đóng chính vừa có buổi diễn phúc khảo tại TP HCM.

Sân khấu Lệ Ngọc (Hà Nội) “chơi lớn” khi khởi công hai vở mới: “Vụ án người đốt đền - Herostrastus” (nhà soạn kịch người Nga Grigori Gorin) và “Vang bóng một thời” (nhà văn Nguyễn Tuân). Trong đó kịch bản vở “Vụ án người đốt đền - Herostrastus” được chọn là một trong 100 vở kịch hay nhất thế giới mọi thời đại. Đạo diễn Lê Quý Dương - người phóng tác kịch bản kiêm đạo diễn vở “Vụ án người đốt đền” nhìn nhận, quyết định dàn dựng 2 vở diễn này đã chứng tỏ nỗ lực đổi mới, đa dạng hóa kịch mục biểu diễn của Sân khấu kịch Lệ Ngọc.

Hầu hết những vở kịch mới đều dự thi Liên hoan Sân khấu kịch toàn quốc năm 2022. Nhưng với việc “sáng đèn” phục vụ khán giả dịp Tết, các nghệ sĩ đều e dè.

Theo NSND Hồng Vân, Giám đốc hai Sân khấu kịch Hồng Vân và Phú Nhuận, vì tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ, lịch diễn Tết Nguyên đán vẫn đang bỏ ngỏ. NSND Hồng Vân cho biết đơn vị đã chuẩn bị sẵn nội dung các vở diễn khi tình hình dịch ổn định. Bên cạnh thế mạnh về kịch kinh dị, hài kịch, sân khấu sẽ phát triển chính kịch trong thời gian tới.

Đạo diễn Huỳnh Anh Tuấn, “ông bầu” Sân khấu kịch Idecaf khẳng định: “Tết này sân khấu chắc chắn không thể “sáng đèn” vì tình hình dịch bệnh còn căng thẳng. Chỉ mong các ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh sẽ giảm dần mỗi ngày để xã hội ổn định hơn. Khi toàn xã hội ổn định thì sân khấu sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội để trở lại”.

Giám đốc Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh - đạo diễn Ái Như cho biết, vở kịch rap “Chờ thêm chút nữa” của sân khấu sẵn sàng trở lại khi dịch bệnh ổn định.

Còn theo đạo diễn Ngọc Hùng, nếu Tết năm nay có thể “sáng đèn”, ba vở diễn được dựng là “Lò võ tiếu lâm”, “Vệ sĩ tình yêu”, “Hồn ma cô đào hát” sẽ được tiếp tục công diễn. Đạo diễn Ngọc Hùng chia sẻ: “Trước đây, vào thời điểm này, các diễn viên thường tập kịch lúc 0 giờ đến 2 giờ. Ai cũng mệt và đuối nhưng hiện tại, mọi người mong có cảm giác ấy cũng khó có được. Không diễn Tết, tâm lý nghệ sĩ, diễn viên đều rất buồn”.

Nhiều nghệ sĩ tiếc nuối, bao nhiêu chi phí đầu tư vở diễn mới, không biết chừng nào được biểu diễn lại. Nếu diễn lại, cũng đã lỡ nhịp mùa Tết. Một mùa kịch đông vui, mỗi sân khấu diễn 2-3 suất/ngày. Giờ sân khấu quạnh quẽ, nhiều nghệ sĩ cảm thấy hụt hẫng, trống trải.

Trong thời gian sân khấu tạm ngưng, dù nhớ ánh đèn, nhớ tiếng vỗ tay và tiếng cười của khán giả nhưng hầu hết các nghệ sĩ đều cố gắng nén buồn, hy vọng “hết mưa, trời lại sáng”. Lúc ấy, các nghệ sĩ được trở lại sân khấu. Khán giả được đắm chìm trong những khoảnh khắc đẹp của nghệ thuật. “Diễn viên sống nhờ sân khấu nhưng vì hoàn cảnh chung, mọi người phải chấp nhận. Chúng tôi chỉ biết cố gắng hết phần sức của mình với mỗi cơ hội được trao. Khi đã hết lòng, mỗi người sẽ cảm nhận được niềm vui dù là nhỏ nhoi”, NSƯT Ngọc Trinh bày tỏ.

Đọc thêm

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.