Kích hoạt 'báo động đỏ' cứu sống nam thanh niên ngã từ độ cao 7m

Kíp mổ cấp cứu cho bệnh nhân đa chấn thương do tai nạn lao động.
Kíp mổ cấp cứu cho bệnh nhân đa chấn thương do tai nạn lao động.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Rơi từ độ cao khoảng 7m xuống nền cứng, nam thanh niên được đưa vào viện trong tình trạng sốc, đa chấn thương, khó thở nhiều, đau tức ngực phải, bụng chướng.

Bệnh nhân là H.V.H (27 tuổi) ở tỉnh Nghệ An, trong quá trình làm việc không may ngã từ độ cao 7m xuống nền cứng, được cấp cứu tại Trung tâm y tế Móng Cái.

Khi tiếp nhận, bệnh nhân trong tình trạng sốc nặng do chấn thương gan độ 4, chấn thương ngực kín, gãy đầu dưới xương cánh tay phải. Nhận định đây là ca cấp cứu tối khẩn, kíp trực khẩn trương kích hoạt “báo động đỏ”, hội chẩn lãnh đạo, bác sĩ gây mê hồi sức, ngoại chấn thương và lập tức chuyển thẳng bệnh nhân lên phòng mổ.

Qua kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương ngực kín, chấn thương gan, gãy đầu dưới xương cánh tay phải.

Dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn của TTND.Bs CKII Nguyễn Quốc Hùng, kíp cấp cứu do Bs.CKI Vũ Thế Cầu, Phó trưởng khoa ngoại, Bs.CKI. Khổng Minh Toàn phụ trách cùng các kỹ thuật viên tiến hành mở ổ bụng, xử trí tổn thương, khâu vết thương cầm máu nhu mô gan, dẫn lưu khoang màng phổi.

Sau 4 giờ phẫu thuật căng thẳng với 500ml máu được truyền bổ sung, ca mổ đã diễn ra thành công. Bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức cấp cứu tiếp tục điều trị. Các tổn thương ở cánh tay và bên ngoài khác đã được xử lý ngay trong mổ.

Sau mổ 1 ngày, bệnh nhân tỉnh, vết mổ khô, các chỉ số sinh tồn cũng như tình trạng bụng ngoại khoa có dấu hiệu hồi phục tốt.

Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc tận tình tại khoa Hồi sức cấp cứu.

Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc tận tình tại khoa Hồi sức cấp cứu.

Theo các bác sĩ, trường hợp tai nạn lao động rơi từ trên cao xuống nền cứng thường gây ra những tổn thương đa tạng nặng nề, phức tạp, khiến quá trình chẩn đoán và xử trí của kíp cấp cứu gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc đánh giá, chẩn đoán tổn thương nhanh chóng, chính xác cùng sự phối hợp khẩn trương, chặt chẽ giữa các chuyên khoa hồi sức cấp cứu và kíp phẫu thuật đã giúp những trường hợp như bệnh nhân H. vượt qua cơn nguy kịch và nhanh chóng hồi phục.

Phẫu thuật cầm máu nhu mô gan trong chấn thương là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu và sự chuẩn bị trước mổ kỹ lưỡng. Việc chẩn đoán chính xác và cấp cứu ca đa chấn thương trong thời gian rất ngắn đã khẳng định tay nghề chuyên môn cũng như việc làm chủ kỹ thuật phẫu thuật chuyên sâu trong lĩnh vực ngoại khoa của đội ngũ bác sĩ Trung tâm y tế Móng Cái, sẵn sàng cứu chữa những ca bệnh nặng nề ngay tại chỗ mà không phải chuyển tuyến trên, từ đó tranh thủ được “giờ vàng” cứu sống người bệnh, khẳng định là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, tin cậy của nhân dân – nơi địa đầu Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục

Trong phút ban đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cà Mau).

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim từ mỗi hơi thuốc

(PLVN) - Theo bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước (Cà Mau), khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tức thì đến tim mạch chỉ sau vài phút hút. Cụ thể, nhịp tim có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu tiên. Đây là phản ứng nguy hiểm cảnh báo gánh nặng lên hệ tuần hoàn ngay cả khi mới tiếp xúc với thuốc lá.

Đọc thêm

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.