Kịch bản ứng phó của Mỹ đối với khủng bố sinh học

Cuộc tấn công nhằm vào nguồn cung cấp rau quả cho 10 nhà hàng của thành phố Dalles
Cuộc tấn công nhằm vào nguồn cung cấp rau quả cho 10 nhà hàng của thành phố Dalles
(PLVN) - Mặc dù xác suất khủng bố sinh học xảy ra có thể thấp hơn so với các loại khủng bố khác, các nhà nghiên cứu ở Mỹ luôn được cảnh báo và trong trạng thái chuẩn bị rằng chỉ là vấn đề thời gian cho tới những cuộc khủng bố sinh học tiếp theo ở Hoa Kỳ. 

Cuộc bầu cử bị khủng bố sinh học 

Năm 1970, Hoa Kỳ chính thức huỷ bỏ các chương trình nghiên cứu liên quan đến vũ khí sinh học theo quyết định của tổng thống Richard Nixon. Một trong những lý do được đưa ra là vũ khí sinh học không cần thiết cho an ninh quốc gia.

Tiếp theo đó là Công ước về vũ khí sinh học và độc tố sinh học (BWTC) năm 1972 kêu gọi cấm phát triển, sở hữu hoặc sử dụng vũ khí sinh học, đã được ký kết bởi 162 tiểu bang, bao gồm hầu hết 17 tiểu bang bị nghi ngờ có vũ khí sinh học tại thời điểm này. 7 trong số 17 tiểu bang này còn được biết đến là những “nhà tài trợ” cho cá nhân, tổ chức khủng bố quốc tế. 

Trong cuộc bầu cử năm 1984 của quận Wasco, bang Oregon (Mỹ), các lãnh đạo của nhóm tôn giáo Rajneeshee đã thực hiện một vụ khủng bố sinh học đầu tiên với quy mô trong lịch sử nước Mỹ, với mưu đồ giành quyền kiểm soát hội đồng toà án địa phương.

Giáo phái Rajneeshee được sáng lập bởi bậc thầy tâm linh nổi tiếng người Ấn Độ Osho (1931 –1990), với quy mô lên đến vài nghìn người. Do nhanh chóng trở thành một thế lực quốc tế có ảnh hưởng trong khu vực, giữa lãnh đạo và cộng đồng cư dân địa phương đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai.

Với mưu đồ vô hiệu hoá các cử tri ở thành phố Dalles – trung tâm dân cư lớn nhất quận Wasco, Rajneeshpuram đã sử dụng một loại vũ khí có tên Salmonella – vi khuẩn đường ruột hình que, có thể gây ra bệnh thương hàn và ngộ độc thực phẩm. Loại vi khuẩn này được đưa vào các quầy cung cấp rau quả cho 10 nhà hàng lớn trong thành phố, gây ra hậu quả 751 người bị phơi nhiễm, 45 người phải nhập viện, không có trường hợp nào tử vong.

Bộ Y tế Mỹ đưa ra phán đoán rằng khủng bố sinh học là nguyên nhân bùng phát dịch bệnh nhưng đã không chứng minh được điều này. Sau một năm điều tra về các hoạt động tội phạm khác của giáo phái này, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã phát hiện các mẫu vi khuẩn được dùng trong vụ tấn công năm 1984 trong phòng thí nghiệm của giáo phái Rajneeshee.

Người của giáo phái khai rằng họ đã đưa số lượng lớn loại vi khuẩn này vào nguồn nước của thành phố. Ngay sau đó, hai lãnh đạo của giáo phái là Sheela và Puja bị Chính phủ Mỹ ra lệnh truy nã, cuối cùng bị bắt giữ ở Tây Đức ngày 28/10/1985, chính thức bị dẫn độ sang Mỹ vào ngày 6/2/1986.

Họ bị khởi tố và chịu 29 tháng tù. Giáo chủ Osho bị bắt giữ với tội danh nhập cảnh trái phép và bị trục xuất khỏi nước Mỹ năm 1985, ngoài ra 21 quốc gia đã cấm ông nhập cảnh vào nước mình. 

Đầu thế kỷ 21, khủng bố sinh học vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng nhằm vào nước Mỹ, với hai sự kiện điển hình là vụ tấn công khủng bố bằng vi khuẩn gây bệnh than sau vụ 11/9/2001 và độc tố Ricin tháng 4/2013.

Khủng bố sinh học vẫn được FBI đánh giá có mức độ nguy hiểm cao đối với xã hội, với an ninh quốc gia. Đó là khi các tổ chức, băng đảng tội phạm, phe phái chính trị cố ý sử dụng vi sinh vật, vi khuẩn hoặc độc tố có nguồn gốc từ các tế bào sống để gây ra cái chết trên người, động vật hoặc thực vật, với muôn vàn kịch bản khác nhau.

Giáo chủ Osho đã bị trục xuất khỏi nước Mỹ năm 1985
 Giáo chủ Osho đã bị trục xuất khỏi nước Mỹ năm 1985

Có ba sự kiện khủng bố sinh học quốc tế đã đẩy mối quan tâm của các chính phủ về vấn đền này lên mức độ nghiêm trọng hơn. Đầu tiên, một cuộc điều tra năm 1995 về vụ việc tổ chức tôn giáo Aum Shinrikyo đã thải khí độc sarin – một loại chất độc thần kinh, tại hệ thống tàu điện ngầm Tokyo, đã hé lộ một âm mưu kinh khủng hơn.

Không ai ngờ rằng, các thành viên của giáo phái này đã 9 lần sử dụng vũ khí sinh học ở trung tâm Tokyo với ý định giết hàng chục ngàn người, tuy rằng 9 lần này đều thất bại. Tiếp theo, các chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học của Liên Xô cũ vẫn chưa hoàn toàn bị tiêu huỷ. Ngày càng có nhiều bằng chứng hướng tới và mối lo ngại rằng các kịch bản khủng bố hoặc vật liệu vũ khí sinh học từ chương trình này có thể đã được đưa đến các quốc gia bất hảo hoặc các nhóm khủng bố khác.

Cuối cùng, một loạt các tiết lộ sau Chiến tranh vùng Vịnh (the Gulf War) năm 1991 liên quan đến chương trình vũ khí sinh học nguy hiểm của Iraq là tín hiệu đáng báo động. Ngoài việc tạo ra nhiều tấn mầm bệnh và vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng như B. anthracis (bệnh than) và C. botulinum (bệnh ngộ độc thịt), phía Iraq cũng từng thừa nhận rằng họ đã có một số loại bom và tên lửa chứa tác nhân sinh học.

Kịch bản ứng phó của chính phủ Mỹ

Nhận thấy những nguy hiểm từ khủng bố sinh học, chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều kịch bản ứng phó từ rất sớm. Theo đó, Chính phủ giao trách nhiệm cho nhiều cơ quan chuyên môn như Bộ Quốc Phòng (DOD); Viện Sức khoẻ Quốc gia (NIH), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC); các hiệp hội như Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA), Hiệp hội Chuyên gia về Kiểm soát Nhiễm trùng và Dịch tễ học, Inc. (APIC)… nghiên cứu và phát triển các mô hình ứng phó với tác động của vũ khí sinh học.

Năm 1991, nước này đưa ra Đạo luật kiểm soát vũ khí hoá học và sinh học. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thiết lập một danh sách các tác nhân sinh học có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và các phương thức truyền nhiễm. Các cá nhân hoặc tổ chức có ý đồ hoặc đang phát triển những loại tác nhân trong danh sách, dù với mục đích nào, cũng sẽ bị theo dõi chặt chẽ.

Năm 1995, Chính sách chống khủng bố của Hoa Kỳ đã được ban hành, giao cho Cục Điều tra Liên bang (FBI) điều tra, phát hiện và xử lý các đối tượng tình nghi và tội phạm khủng bố. Tiếp đó, vào năm 1996, Đạo luật chống khủng bố, Hình phạt tử hình cùng Đạo luật phòng chống vũ khí huỷ diệt hàng loạt được thông qua.

Đặc biệt, động thái đáng quan tâm nhất của Chính phủ liên bang là thông qua Đạo luật quốc phòng sửa đổi Nunn-Lugar-Domenici, theo đó 100 triệu đô la Mỹ đã được phân bổ cho quân đội nhằm tăng cường lực lượng quân đội, thực hiện hỗ trợ và huấn luyện ở các cấp địa phương và tiểu bang; đồng thời thành lập các đội cứu hộ y tế khẩn cấp. Dallas (Texas) là một trong 120 thành phố được chọn là trung tâm đào tạo.

Quỹ hỗ trợ từ chính phủ cung cấp thiết bị và vật tư cần thiết để phát hiện và xử lý tác nhân sinh học nguy hiểm tại hiện trường, hỗ trợ an toàn các nhân viên cứu hộ (ví dụ lính cứu hoả,  nhân viên y tế, cảnh sát…). Bởi lẽ, các cuộc tấn công sinh học thường được tổ chức bí mật trước khi bệnh dịch bùng phát, đôi khi vài ngày hoặc vài tuần sau cuộc tấn công đầu tiên. Như vậy, những người đầu tiên có khả năng phơi nhiễm chính là những nhân viên chăm sóc sức khoẻ, theo dõi dấu hiệu bất thường của bệnh nhân.

Vào tháng 4/2000, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC đã xuất bản quyển sách mang tên Kế hoạch chiến lược cho sự chuẩn bị và ứng phó khủng bố sinh học và hoá học. Trong đó đề cập đến nhiều nghiên cứu của tổ chức này về việc lập kế hoạch, phát hiện và giám sát, phân tích phòng thí nghiệm, ứng phó khẩn cấp và xử lý truyền thông.

CDC hiện đang duy trì các kho dự trữ dược phẩm, trang thiết bị ở nhiều địa điểm trên cả nước. Mục dích của những kho dự trữ này là nhanh chóng gửi trang bị tiếp tế đến các địa điểm bị khủng bố sinh học khi nhận được thông báo từ FBI và Sở y tế công cộng ở địa phương.

Ở cấp tiểu bang, đơn cử bang Texas đã nhận được 5,2 triệu đô la Mỹ vào tháng 10/2000 để phát triển Mạng lưới cảnh báo sức khỏe Texas (HAN). 63 phòng y tế địa phương trên toàn tiểu bang nhận được ít nhất 60.000 đô la Mỹ nhằm chi trả cho các trang thiết bị như máy tính, thiết bị viễn thông và dịch vụ viễn thông, chương trình đào tạo.

Hệ thống hoàn chỉnh có thể giúp truyền tin nhanh chóng về các tín hiệu nguy hiểm tiềm ẩn bao gồm các triệu chứng bệnh bất thường, sự tăng đột biến số lượng người nhiễm bệnh tại các phòng cấp cứu, hoặc các cuộc gọi y tế khẩn cấp (911), hoặc sự vắng mặt bất thường của lực lượng lao động… Từ đó, Bộ Y tế tiểu bang sẽ phân tích những thông tin như trên để đưa ra dự đoán sớm nhất các tín hiệu của một cuộc khủng bố sinh học.

Điều này được ghi nhận tại Đạo luật Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Texas và Bộ luật An toàn và Sức khỏe Texas, Bộ Y tế Texas được trao quyền quyết định cách ly những người nhiễm bệnh hoặc ra lệnh tiêm chủng hàng loạt khi nhận thấy những tín hiệu khủng bố.

Có thể nói, đây chỉ là một trong rất nhiều động thái của các nhà chức trách liên bang cũng như tiểu bang về việc phòng chống và ứng phó kịp thời khi có khủng bố sinh học hoặc thậm chí là chiến tranh sinh học xảy ra. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.