Kì thị du khách - vết thương cho ngành du lịch

Việt Nam từ nhiều năm nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách phương Tây.
Việt Nam từ nhiều năm nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách phương Tây.
(PLVN) - Lúc bình thường, du khách là đối tượng được săn đón, là nguồn thu cho các địa phương. Nhưng ở thời bệnh dịch, du khách cũng đi kèm với rủi ro lây nhiễm và bỗng trở thành đối tượng bị né tránh, thậm chí kì thị. Điều này sẽ khiến nhiều quốc gia “mất điểm” về du lịch trên chặng đường dài.

Phân biệt đối xử sẽ ảnh hưởng hình ảnh du lịch Việt

Lo lắng về sự lây lan dịch bệnh khiến người dân trở nên bất an. Tại một số địa phương, đã có thông tin về một vài phản ứng thái quá đối với du khách nước ngoài. Điều này dấy lên nỗi lo ảnh hưởng không nhỏ đến “điểm du lịch” của Việt Nam về lâu dài. 

Thông tin du khách phương Tây bị người dân tẩy chay tại một số địa phương đã rộ lên những ngày gần đây, khi mà Covid-19 đang lan rộng khắp châu Âu. Thái độ khó chịu, phản ứng, tránh né du khách Tây cũng được ghi nhận xảy ra đơn lẻ tại một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng.

Câu chuyện mang hơi hướng kì thị này cũng không hề mới mẻ. Trước đó, khi dịch đang lan rộng ở Vũ Hán, khi mà khách Tây vẫn là đối tượng được chào đón nồng nhiệt, thì du khách Trung Quốc nói riêng và khách nói tiếng Hoa nói chung trở thành đối tượng bị phân biệt đối xử.

Tại Hội An thời điểm ấy, cơ quan chức năng ghi nhận được nhiều trường hợp du khách Trung Quốc phàn nàn mình bị các khách sạn từ chối không cho vào ở, có trường hợp đã đặt phòng trước nhưng bị hủy. Thời điểm dịch bệnh lây lan đến các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, đã ghi nhận có thái độ không hay đối với du khách hai nước này tại một số địa điểm lưu trú và ăn uống.

Sự phân biệt đối xử cũng không chỉ với người ngoại quốc đến từ vùng dịch. Thời điểm Vĩnh Phúc công bố có người từ vùng dịch trở về, có nhiều ca lây nhiễm, một khách sạn tại Hà Nội đã treo biển “Chúng tôi không nhận khách đến từ Vĩnh Phúc”. Khách sạn này sau đó đã nhận phản ứng mạnh của cộng đồng, phải hạ biển và xin lỗi. 

Thực tế, từ trước đến nay, Việt Nam tuy còn một số tồn tại về chất lượng du lịch, nhưng luôn là một điểm đến thu hút du khách toàn cầu bởi thắng cảnh đẹp, ẩm thực phong phú và thái độ thân thiện của người dân.

Dù cho hiện nay, Việt Nam đã hạn chế du khách đến từ các nước châu Âu do tình hình dịch bệnh, nhưng số lượng du khách đã nhập cảnh và còn trong nước là không nhỏ. Sự kì thị, dù là trong thời điểm dịch sẽ ảnh hưởng đến thiện cảm, hình ảnh của du lịch Việt trong lòng du khách quốc tế, gây ra những hệ lụy về sau.

Kì thị đẩy người ta xa nhau

Đã xảy ra một số trường hợp có đối xử phân biệt, phản ứng thái quá đối với du khách trong mùa dịch. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đó vẫn là hiện tượng nhỏ lẻ, thi thoảng khởi phát đây đó. Ở mối lo toan dịch bệnh lây nhiễm toàn cầu, tình trạng kì thị cũng đã diễn ra ở khắp nơi trên trái đất.

Khi dịch mới bùng phát, nhiều khách sạn, nhà hàng tại châu Á và Mỹ, Âu đã có biển “cấm du khách Trung Quốc”. Tại châu Âu, tình trạng kì thị du khách Trung Quốc bùng phát mạnh trước thời điểm dịch bùng phát tại châu lục này.

Du khách Trung Quốc bị từ chối tại một số nơi thời điểm đầu đại dịch.
 Du khách Trung Quốc bị từ chối tại một số nơi thời điểm đầu đại dịch.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, người dân châu Á nói chung chứ không chỉ người Trung Quốc trở thành đối tượng bị phân biệt đối xử tại châu Âu. Một nữ bồi bàn người Việt tại Pháp kể lại, chị đã bị khách từ chối, không cho phục vụ bởi vì là người châu Á. 

Người dân châu Á thường có thói quen khác người Âu, Mỹ, họ đeo khẩu trang khi ra ngoài vào mùa dịch và điều này càng trở thành lý do tăng cao sự kì thị trong cộng đồng các châu lục trên. Le Courier Picard, một tờ báo của Pháp đã đăng bức ảnh một người phụ nữ gốc Á đeo khẩu trang kèm theo dòng chữ "dịch bệnh da vàng" và "cảnh báo da vàng".

Một đoạn video được đăng lên Twitter ngày 4/2, trong đó một người đàn ông tấn công một phụ nữ châu Á đeo khẩu trang tại ga tàu ở Manhattan, New York, văng tục và gọi cô là đồ bệnh dịch.

Và đến nay, châu Âu trở thành tâm điểm dịch bệnh. Nhiều du khách Ý, Pháp, Anh… bỗng chốc trở thành mục tiêu bị né tránh, xúc phạm bởi các đất nước còn tương đối an toàn trong mùa dịch. 

Trên nhiều trang mạng, một số người bình luận của người Việt cho rằng, trước đây người châu Âu kì thị người châu Á, nay đến lượt họ phải nhận những gì đã cho. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản ứng, cho rằng không thể lấy cái sai của người khác để mình cũng sai theo.

Và thực sự, một vài không phải là tất cả. Dịch bệnh gây ra lo lắng, có thể hiểu hành xử một bộ phận người dân khi mà nỗi lo sợ lên đến cực điểm, cộng với tâm lý phân biệt đã tạo nên hành vi tiêu cực. 

Về phần Việt Nam, từ rất sớm, ngành du lịch đã luôn lên tiếng khẳng định không nên có hành vi, thái độ kì thị với bất kì du khách nào. Một số địa phương có hành vi kì thị xảy ra đã được chấn chỉnh kịp thời, nhằm hướng đến việc gìn giữ hình ảnh đẹp cho du lịch Việt Nam.

Sự kì thị đang gây ra những vết thương cho không chỉ ngành du lịch. Thái độ phân biệt đối xử không giúp giải quyết nỗi lo hay vấn nạn dịch bệnh. Giữa cơn bão phân biệt, kì thị, lo lắng, du lịch Việt một khi quyết tâm gìn giữ được hình ảnh thân thiện và đẹp đẽ, đó là sẽ những dấu ấn tốt đẹp giữ chân, khiến du khách tìm đến, một khi mọi sự bình an.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Đọc thêm

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Honda Việt Nam triệu hồi mẫu xe Gold Wing, CBR1000RR nhập khẩu từ Nhật Bản

Mẫu xe triệu hồi CBR1000RR
(PLVN) - Công ty Honda Việt Nam (HVN) công bố chiến dịch triệu hồi 2 mẫu sản phẩm Gold Wing và CBR1000RR (“Sản phẩm”), nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, được phân phối chính hãng thông qua các Cửa hàng kinh doanh xe Phân khối lớn Honda (“DreamWing”), để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho Sản phẩm.

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng 1 lần

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ngày 26/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định này thay thế Quyết định 24 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/5/2024.

Giá dầu thô thẳng đà tăng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sáng (26/3), giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng. Hiện giá dầu Brent đã lên gần 87 USD/thùng còn dầu WTI lên trên 82 USD/thùng.

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

(PLVN) - Đó là thông tin được cung cấp tại Tọa đàm "Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa" diễn ra ngày 26/3 tại Bến Tre. Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre đã tổ chức. Đồng thời tọa đàm cũng công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.