Khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới

Khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới
(PLVN) - Ngày 18/6, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự án Luật Điện lực (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng .

Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Luật Điện lực năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2012, năm 2018, năm 2022) đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện; bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực; đồng thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đại diện Bộ Công Thương trình bày dự thảo Luật Điện lực.

Đại diện Bộ Công Thương trình bày dự thảo Luật Điện lực.

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cũng cho thấy một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục như: chất lượng xây dựng, tổ chức, triển khai quy hoạch ngành điện chưa cao; cơ chế, chính sách đối với ngành điện còn thiếu đồng bộ; chưa có chính sách khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới;...

Vì vậy, việc sửa đổi Luật Điện lực là cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết hiện dự thảo Luật Điện lực có bổ sung quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án điện gió ngoài khơi thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa quy định dự án điện gió ngoài khơi nào thuộc thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung và làm rõ để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.

Đại diện Bộ Ngoại giao góp ý.

Đại diện Bộ Ngoại giao góp ý.

Một nội dung khác cũng nhận được sự quan tâm của các thành viên Hội đồng thẩm định là các quy định liên quan đến chính sách giá điện. Về căn cứ lập và điều chỉnh giá bán điện tại Điều 65 của dự thảo Luật, Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam đề xuất bỏ quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định giá bán lẻ bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ cho từng loại hình khách hàng. Thay vào đó, giá bán này sẽ do các đơn vị bán lẻ tự quyết định trên cơ sở điều tiết của nhà nước dựa trên các yếu tố như: giá phát điện (khung giá hoặc giá trần thị trường điện), giá truyền tải, phân phối, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí quản lý.

Trên cơ sở đó, đồng chí đề nghị bổ sung một khoản vào Điều 65 như sau: “Giá bán lẻ điện tiến tới hai thành phần, được điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế thông số đầu vào, bù đắp các chi phí và hợp nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp, giá bán lẻ được điều chỉnh định kỳ tối thiểu ba tháng một lần”.

Bên cạnh đó, đại diện EVN cho biết, để khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung quy định về cơ chế khuyến khích phát triển hệ thống pin lưu trữ điện năng song song cùng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong xây dựng giá điện bình quân, đại diện Bộ Tài chính cho biết, hiện khoản 8 Điều 73 Luật Giá năm 2023 không quy định phần trách nhiệm của Bộ Tài chính trong nội dung này. Vì vậy, đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát về trách nhiệm phối hợp của Bộ Tài chính trong việc xây dựng giá điện bình quân đồng thời đề rà soát việc sử dụng khái niệm “khung giá phát điện bình quân”, “khung giá bán buôn điện bình quân” do Luật Giá năm 2023 chỉ có quy định về “khung giá phát điện”, “khung giá bán buôn điện”.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng kết luận cuộc họp.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng kết luận cuộc họp.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đánh giá cao các ý kiến phát biểu của Hội đồng thẩm định và sự chuẩn bị hồ sơ kỹ càng của cơ quan chủ trì soạn thảo. Nhìn chung, dự án Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước; đồng thời bám sát và thể chế hoá đầy đủ 6 chính sách đã được Chính phủ thông qua.

Về tính thống nhất của dự thảo văn bản, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu…, do đó Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ mối quan hệ giữa dự thảo Luật với các Luật có liên quan. Qua đó làm rõ quy trình, thẩm quyền thực hiện các nội dung, ví dụ: các dự án cấp bách; lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện, lưới điện; thẩm định để cấp chủ trương đầu tư; đấu thầu lưới điện; cách thức quy hoạch nguồn điện, lưới điện; ưu đãi trong đầu tư… tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá kỹ tính khả thi, hợp lý của các quy định.

Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,... rà soát kỹ tính thống nhất, phù hợp với các điều ước quốc tế của dự thảo Luật, đặc biệt là làm rõ các quy định về việc tham gia đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ các quy định chuyển tiếp đối với các dự án đầu tư; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính; cố gắng quy định chi tiết các nội dung ngay tại dự thảo Luật theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng lưu ý thêm một số nội dung khác cần xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền liên quan như: bao tiêu giá, giá điện...

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong đăng ký biện pháp bảo đảm

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong đăng ký biện pháp bảo đảm
(PLVN) - Ngày 26/6, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam (Dự án GIZ) tổ chức Hội nghị “Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”.

Sở Tư pháp Bạc Liêu: Rà soát, đối chiếu dữ liệu hộ tịch và liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính

Sở Tư pháp Bạc Liêu: Rà soát, đối chiếu dữ liệu hộ tịch và liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính
(PLVN) - Chiều 26/6, Sở Tư pháp Bạc Liêu chủ trì phối hợp Công an tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện rà soát, đối chiếu dữ liệu đăng ký hộ tịch của công dân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với dữ liệu công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn huyện Hòa Bình.

Tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách thu hút giáo viên

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại phiên thẩm định.
(PLVN) -Sáng 25/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

"Thời gian đào tạo Tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt đáp ứng và tuân thủ đúng quy định"

"Thời gian đào tạo Tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt đáp ứng và tuân thủ đúng quy định"
(PLVN) -Trường Đại học Luật Hà Nội khẳng định với thời gian đào tạo Tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) “đáp ứng và tuân thủ Quy chế đào tạo tiến sĩ của Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo và Quyết định 261/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội”.

Tập huấn triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin

Hội nghị được tổ chức tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
(PLVN) -Sáng 24/6, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đảm bảo việc triển khai thi hành Luật được thống nhất, đạt chất lượng, hiệu quả hơn. 

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học chính trị

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 24/6, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học trọng điểm “Giá trị lý luận, thực tiễn của tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học chính trị - pháp lý hiện nay” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và lan tỏa những giá trị lý luận và thực tiễn trong tác phẩm của Tổng Bí thư.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo “Pháp luật và Giới trẻ” tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo “Pháp luật và Giới trẻ” tại Vườn Quốc gia Cát Tiên
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2024, Tháng hành động vì môi trường, nhằm tạo ra các hoạt động sôi nổi, truyền thông, thu hút sự quan tâm, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, trên cơ sở đề xuất của Vườn Quốc gia Cát Tiên, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp dự kiến tổ chức Hội thảo “Pháp luật và Giới trẻ” vào ngày 27/6/2024 tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng Đoàn công tác chúc mừng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Tịnh và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng một số cơ quan thông tấn báo chí.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Gặp mặt nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện HLKHXH Việt Nam tặng hoa chúc mừng nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) -Sáng 21/6, Liên Chi hội Nhà báo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024) và Hội thảo khoa học “Các Tạp chí thuộc Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với việc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và gia nhập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc tế”.