Khuyến cáo phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ khi giao mùa

Bác sĩ nội soi mũi cho trẻ.
Bác sĩ nội soi mũi cho trẻ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa, đây là thời điểm thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở trẻ em, trong đó có bệnh về tai mũi họng.

Bác sĩ CKI Vũ Thị Thanh Bình, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Đa khoa Quốc tế Việt Nga cho biết, thời gian gần đây, số trẻ đến khám tai mũi họng gần đây có xu hướng tăng. Ngoài yếu tố thời tiết, nguyên nhân gây bệnh tai mũi họng còn xuất phát từ thói quen sinh hoạt, như nằm điều hoà nhiều hoặc quá lạnh, để điều hòa, quạt phả thẳng vào người…

Trong khi đó nhiều cha mẹ vẫn chủ quan khi con có dấu hiệu bệnh. “Đôi khi, cha mẹ chỉ nghĩ con bị cảm mạo thông thường nên bỏ qua những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Khi trẻ có biểu hiện ho, sốt nặng lên hoặc có đau nhức ở vùng tai, nghẹt mũi nhiều thì mới cho con đi khám. Lúc đó, bệnh đã chuyển từ cảm mạo thông thường sang biến chứng”, bác sĩ Bình lưu ý.

Theo bác sĩ Bình, các bệnh hô hấp trẻ dễ mắc khi giao mùa như viêm họng, viêm tai, viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng và hội chứng ngưng thở ở trẻ. Để phát hiện và điều trị những căn bệnh này, trẻ phải được thăm khám và nội soi tai mũi họng.

Nội soi tai mũi họng là phương pháp y tế hiện đại giúp bác sĩ quan sát trực tiếp bên trong tai, mũi và họng của trẻ bằng ống soi nhỏ có gắn camera. Nhờ vậy, các bệnh lý tai mũi họng được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, khi trẻ nội soi tai mũi họng, thường chống đối, quấy khóc vì sợ hãi. Trong khi đó, các bệnh về hô hấp, bệnh do virus dễ tái phát. Do đó, các cha mẹ thường có lo ngại việc nội soi tai mũi họng sẽ làm tổn thương các vùng nội soi của trẻ. Sự lo ngại này dẫn đến việc cha mẹ chậm trễ đưa con đi khám bệnh, khiến bệnh của trẻ trở nặng khi có biến chứng.

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Bình cho rằng cha mẹ không nên lo lắng về nội soi tai mũi họng cho con: “Nhiều cha mẹ lo ngại việc nội soi tai mũi họng không tốt cho trẻ nhưng điều đó là không đúng vì nội soi là một phương tiện cao hơn của khám thông thường để tìm ra bệnh cho trẻ. Đặc biệt, trẻ được nội soi bằng ống mềm nên khả năng gây tổn thương cho trẻ ở vùng bên trong mũi, tai hoàn toàn không có, trẻ cũng không bị khó chịu”.

Để giải quyết lo lắng này, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ tới khám tại các cơ sở có máy nội soi ống mềm để trẻ hợp tác hơn trong quá trình khám bệnh. Nội soi bằng máy nội soi tai mũi họng ống mềm có khả năng kiểm tra và phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất, sâu nhất, khó quan sát bằng mắt thường mà không gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho trẻ.

Các dấu hiệu cần nội soi cho trẻ bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện sốt, đau rát họng, ho khan, đau tai, ù tai, khó nghe. Ngoài ra, trẻ thay đổi giọng nói như giọng ồm hoặc giọng khàn cũng là một dấu hiệu quan trọng không nên bỏ qua.

Cũng theo vị chuyên gia này, việc phòng ngừa các bệnh nói chung, bệnh về tai mũi họng, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa và dịch bệnh diễn biến phức tạp, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Cha mẹ lưu ý vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, đối với vùng mũi họng có thể vệ sinh cho bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày; vệ sinh tai cho bé bằng tăm bông mềm, không ngoáy sâu vào trong tai; tắm rửa cho bé thường xuyên, giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là vùng cổ và ngực. Khi trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Đọc thêm

Bổ sung chính sách để việc hiếm muộn con không là gánh nặng

Toàn ngành Dệt may hiện có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó 70% là lao động nữ. (Nguồn: vwu.vn)
(PLVN) - Cùng với sự chênh lệch mức sinh giữa các vùng, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao. Ước tính, mỗi năm có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn (chiếm tỷ lệ khoảng 7,7%). Trong số này, khoảng 50% là cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm.

Giật mình hai xu hướng sống mang lại nhiều rủi ro

Mỗi người cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi thử nghiệm các xu hướng chữa lành lên bản thân. (Ảnh minh họa, nguồn: VNE)
(PLVN) - Quay trở về với tự nhiên đang là một xu hướng chữa lành được nhiều người hướng đến. Từ việc bỏ phố về làng, tham gia các tour du lịch sinh thái, cho đến khoa tu thiền,... Bên cạnh những hoạt động chữa lành có ích, vẫn còn đó những xu hướng cực đoan, đem lại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của mọi người.

Tin vui cho bệnh nhân HIV

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp nhận thuốc ARV điều trị HIV/AIDS từ Chính phủ Úc trong hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới. Ảnh: Cục phòng, chống HIV/AIDS
(PLVN) - Sau khoảng thời gian nguồn cung ứng thuốc ARV bị gián đoạn, chiều 20/6, Bộ Y tế tiếp nhận 65.000 lọ thuốc ARV từ Chính phủ Australia trong hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

30 triệu dân Việt Nam cần phục hồi chức năng

Chuyên gia phục hồi chức năng cho người bệnh tại Đa khoa Quốc tế Việt – Nga.

(PLVN) - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam năm 2022, có khoảng 30% người dân, tương đương với 30 triệu người cần được phục hồi chức năng, chủ yếu mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp, đau lưng, thoái hóa cơ xương khớp...

Nguyên nhân gia tăng trẻ mắc bệnh ho gà ở TP HCM

Trẻ tiêm vaccine có thành phần ho gà. Ảnh: VNExpress.
(PLVN) - Số ca bệnh ho gà ghi nhận tại TP HCM từ đầu năm 2024 tới nay tăng so với cùng kỳ các năm trước. Đa số là trẻ mắc bệnh chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc do chưa được tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh.

Khánh kiệt vì lo viện phí cho cha

Không có BHYT, chi phí điều trị, thuốc men đang là gánh nặng đối với gia đình ông Bằng.
(PLVN) - Đây là trường hợp của ông Lê Đức Bằng (55 tuổi, trú tại xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, Nam Định) trong lúc sửa lại mái bếp của gia đình, không may bị trượt chân ngã xuống đất bị chấn thương sọ não nghiêm trọng. Gia đình ông Bằng có hoàn cảnh khó khăn, lại không có BHYT nên viện phí, thuốc thang là gánh nặng lớn đối với gia đình người nông dân nghèo này.