Khuyến cáo không tự phát mở rộng diện tích trồng, đảm bảo thương hiệu sầu riêng Lâm Đồng
(PLVN) - Ngoài khuyến cáo không tự phát mở rộng diện tích trồng, Sở NN&PTNT Lâm Đồng đề nghị người dân thu hái sầu riêng đảm bảo độ chín, tuyệt đối không thu hoạch quả non.
Để đảm bảo chất lượng, thương hiệu, uy tín của sầu riêng Lâm Đồng, ổn định đầu ra cho sản phẩm, Ngành NN&PTNT Lâm Đồng đề nghị bà con nông dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp.
Cùng với đó, không tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; không tự phát chuyển đổi vườn cây công nghiệp, cây khác đang trồng xen sầu riêng có hiệu quả sang trồng thuần cây sầu riêng.
Ngoài ra, người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã phải quản lý diện tích được cấp mã số vùng trồng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng trên cây sầu riêng; theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các đối tượng dịch hại và ghi chép nhật ký sản xuất.
Sở NN&PTNT Lâm Đồng cũng khuyến cáo người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kiểm tra, thu hái sầu riêng đảm bảo độ chín, tuyệt đối không thu hoạch quả non, mà phải căn cứ vào độ chín của quả. Giữ ổn định các liên kết sản xuất tiêu thụ giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã với người sản xuất sầu riêng; không nghe theo các thương lái đầu cơ thổi giá sầu riêng mà phá vỡ các hợp đồng với các đơn vị thu mua uy tín.
Đến nay, diện tích sầu riêng ở Lâm Đồng khoảng 19.700 ha, tăng hơn 6.000 ha so với năm 2021, trong đó có hơn 10.800 ha đã cho sản phẩm. Dự kiến sản lượng sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng năm 2023 sẽ đạt khoảng 115.000 tấn. Với việc diện tích sầu riêng tăng mạnh trong hai năm vừa qua, dự kiến năm 2027-2028 toàn tỉnh sẽ có khoảng 19.000 ha đến thời kỳ cho sản phẩm, tương ứng sản lượng khoảng 225.000 tấn gấp đôi so với sản lượng hiện nay.
(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.
(PLVN) - Tập đoàn Hoa Sen 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cho cả 3 nhóm sản phẩm Tôn Hoa Sen, Ống Thép Hoa Sen, Ống Nhựa Hoa Sen.
(PLVN) - Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
(PLVN) - Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.
(PLVN) - Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.
(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.
(PLVN) - Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.
(PLVN) - Năm 2020, nghề làm bánh pía Sóc Trăng, được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bánh pía Sóc Trăng đã khẳng định được vị thế của mình, trên bản đồ ẩm thực Việt Nam và quốc tế.
(PLVN) - Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.
(PLVN) - Với “thủ phủ” cà phê Tây Nguyên, trước tiềm năng, lợi thế và hiệu quả cao mà giống cây này mang lại, mỗi địa phương đều đã vạch ra cho mình kế hoạch, chiến lược phát triển riêng. PLVN ghi nhận ý kiến của lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên.
(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Với lợi thế khí hậu mát mẻ quanh năm, huyện Kon Plông đã và đang phấn đấu trở thành vùng trồng cà phê xứ lạnh (cà phê Arabica) trọng điểm của tỉnh Kon Tum. Tín hiệu mừng là trên vùng đất này đã xuất hiện những thương hiệu với khát vọng nâng tầm cà phê xứ lạnh.
(PLVN) - Như một ân phước của trời đất, khi những trái cà phê chín đỏ, cũng là lúc đất trời Gia Lai đón nhận những vạt nắng cuối cùng để chuẩn bị cho mùa mưa. Tận dụng ánh nắng, người con đất Gia Lai đã đã làm nên hương vị đặc trưng cho những ly cà phê của Ngon Avatar.
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.
(PLVN) - Khởi nghiệp từ một quán cà phê pha máy đầu tiên tại TP Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông), thương hiệu Enjoy Coffee của Lê Văn Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH MTV cà phê Bazan Đắk Nông đang ngày một lớn mạnh, khát khao “vươn khơi” ra thị trường quốc tế.
(PLVN) - Với Phan Văn Thắng (SN 1994) – người sáng lập thương hiệu cà phê Phan Em Coffee, để có thành công thì chăm chỉ như con ong thôi là chưa đủ mà còn phải có khát vọng, đam mê, không ngừng sáng tạo. Đặc biệt là phải biết khai thác những đặc sản, tinh hoa sẵn có từ đất trời bản địa.
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.
(PLVN) - Thay vì xây dựng thương hiệu theo hướng tạo sự khác biệt, người sáng lập nhãn hàng cà phê Là Việt chọn cách không ngừng cải tiến, cố gắng mang đến cho người tiêu dùng ly cà phê tốt hơn, ly cà phê đúng nghĩa gắn với xây dựng, lan toả văn hoá cà phê Việt.
(PLVN) - Thời gian qua, ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng, các sản phẩm OCOP xứ Thanh đã không ngừng nỗ lực tiếp cận người tiêu dùng bằng nhiều hình thức đa dạng, từ đó tiếp tục khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.