Khủng hoảng di cư ở biên giới làm "đau đầu" giới chức Mỹ-Mexico

Những người di cư xin tị nạn ở Hoa Kỳ băng qua sông Rio Grande vào Hoa Kỳ sau khi rời khỏi một trại di cư tạm thời ở Công viên sinh thái Braulio Fernandez ở Ciudad Acuna, Mexico. Ảnh: Reuters (chụp ngày 23/9/2021)
Những người di cư xin tị nạn ở Hoa Kỳ băng qua sông Rio Grande vào Hoa Kỳ sau khi rời khỏi một trại di cư tạm thời ở Công viên sinh thái Braulio Fernandez ở Ciudad Acuna, Mexico. Ảnh: Reuters (chụp ngày 23/9/2021)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các quan chức Mexico đang thúc giục những người Haiti ở biên giới Texas cố gắng đến Hoa Kỳ từ bỏ và quay trở lại biên giới của Mexico với Guatemala để yêu cầu tị nạn.

Có tới 14.000 người, chủ yếu là người Haiti, đã thực hiện cuộc hành trình nguy hiểm, tốn kém từ Guatemala đến Ciudad Acuna trên biên giới Mexico-Hoa Kỳ trong tháng này với nỗ lực được xin tị nạn vào Hoa Kỳ.

Khu vực Del Rio (bang Texas, Mỹ), bao gồm khu trại, hiện còn khoảng 3.000 người đang chen chúc trong những nơi trú ẩn tạm bợ bằng lau sậy phía bắc sông Rio Grande (phía Mexico) chờ xin tị nạn, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) cho biết. Hàng trăm người đã rút về Mexico sau khi các quan chức Hoa Kỳ bắt đầu cử máy bay chở người tị nạn quay lại Haiti.

Theo DHS, vào cuối ngày thứ Năm, Hoa Kỳ đã trao trả gần 2.000 người di cư đến Haiti từ trại ở Del Rio (đối diện Ciudad Acuna của Mexico) và bắt gần 4.000 người khác.

Hôm thứ Năm, đặc phái viên Hoa Kỳ tại Haiti đã từ chức để phản đối việc chính quyền Biden trục xuất người tị nạn đến từ quốc gia Caribe đang bị rung chuyển bởi vụ ám sát tổng thống, bạo lực băng đảng và thiên tai này.

Tuy nhiên, áp lực cũng đang gia tăng đối với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong việc thắt chặt biên giới và Viện Di cư Quốc gia Mexico (INM) đang bắt đầu đưa người di cư trở lại thành phố Tapachula, miền nam Mexico để họ có thể nộp đơn xin tị nạn ở đó.

Giám đốc INM, Francisco Garduno, nói với Reuters: “Chúng tôi không đưa họ ra khỏi đất nước. "Chúng tôi đang đưa họ ra khỏi biên giới để không có vấn đề về vệ sinh và quá tải".

Những người di cư tìm kiếm nơi ẩn náu ở Hoa Kỳ, băng qua sông Rio Grande từ Mexico đến Del Rio, Texas, Hoa Kỳ, như nhìn từ Ciudad Acuna, Mexico. Ảnh: Reuters (chụp ngày 23/9/2021)
Những người di cư tìm kiếm nơi ẩn náu ở Hoa Kỳ, băng qua sông Rio Grande từ Mexico đến Del Rio, Texas, Hoa Kỳ, như nhìn từ Ciudad Acuna, Mexico. Ảnh: Reuters (chụp ngày 23/9/2021)

Nhưng những người tị nạn lại nghi ngờ khả năng được chấp nhận tị nạn ở TP họ đã từng nộp đơn nhưng không thành công. Willy Jean, người đã trải qua hai tháng không kết quả ở Tapachula, cho rằng, nếu Mexico thực sự muốn giúp đỡ những người di cư, thì nước này nên cho phép họ nộp đơn đăng ký ở nơi khác.

Dữ liệu chính thức của Mexico cho thấy người Haiti đã ít có khả năng được chấp thuận xin tị nạn ở Mexico so với nhiều quốc tịch khác ngay cả khi cơ hội của họ đang bắt đầu được cải thiện.

Năm ngoái, trong số tất cả các đơn xin tị nạn đã được chính thức giải quyết, chỉ có 22% trường hợp ở Haiti giành được sự chấp thuận, so với 98% của người Venezuela, 85% người Honduras, 83% người Salvador và 44% người Cuba. Cho đến nay, con số người Haiti được tị nạn lên đến 31%.

Ủy ban Hỗ trợ Người tị nạn (COMAR) của Mexico đã quá tải do lượng đơn tị nạn tăng nhanh, phải lên lịch các cuộc hẹn phỏng vấn cách đó vài tháng. Một số người Haiti ở Ciudad Acuna cho biết họ đã rời Tapachula vì "quá chán ngán với việc chờ đợi".

Montserrat Saldana, quan chức INM, nói với những người di cư đang hướng tới biên giới của Hoa Kỳ rằng tốt hơn là quay trở lại Tapachula vì "Tất cả những người qua sông (Rio Grande) vào đất Mỹ cũng đều sẽ lại quay trở về Haiti".

Cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến người tị nạn ở biên giới Mỹ-Mexico này cũng là một trong những vấn đề mà nhóm Nghị sỹ Đảng Cộng hòa nêu trong bản luận tội Tổng thống Joe Biden vừa được đệ trình lên Hạ viện Mỹ.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.