Khúc mắc quanh việc tuyển sinh đào tạo song bằng tú tài THPT tại Hà Nội

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Theo Quyết định mới đây của Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội thì vào chiều nay (6/7), các học sinh có nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 chương trình thí điểm đào tạo song bằng tú tài Trường THPT Chu Văn An sẽ được “phỏng vấn đợt 2”.

Điều này khiến nhiều phụ huynh khá bất ngờ bởi các học sinh dự tuyển đã được phỏng vấn vào ngày 18/6 theo đúng kế hoạch thì không hiểu tại sao lại có chuyện “phỏng vấn đợt 2” này? 

Thông tin trang web của Sở GD&ĐT Hà Nội vào ngày 16/6 thông báo về thời hạn nhận đơn phúc khảo
Thông tin trang web của Sở GD&ĐT Hà Nội vào ngày 16/6 thông báo về thời hạn nhận đơn phúc khảo

Vào thi “vòng 3” mới có điểm chuẩn “vòng 1”

Năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT Hà Nội triển khai mở rộng thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài cấp THPT tại hai trường là THPT Chu Văn An và THPT Hà Nội Amsterdam. Đây là chương trình đào tạo cho phép người học được nhận song song bằng tú tài Anh quốc theo chương trình Cambridge, được cấp chứng chỉ A- Level ngay tại Việt Nam, cùng với bằng tốt nghiệp THPT quốc gia. 

Đối tượng dự tuyển là học sinh đã tốt nghiệp THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn TP Hà Nội năm học 2018 – 2019; cha (mẹ) học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn Toán, Vật lý, Hóa học từ 8,0 trở lên; điểm trung bình cả năm lớp 9 môn Tiếng Anh từ 8,5 trở lên.

Quyết định số 1696/QĐ-UBND (6/4/2018)  của UBND TP Hà Nội nêu rõ phương thức tuyển sinh và lịch thi như sau: Vòng 1: Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT quốc gia Việt Nam (ngày 07/6/2018 thi Ngữ văn và Toán cùng với kỳ thi vào lớp 10 THPT không chuyên); Vòng 2: Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc ngày 10/6/2018 (thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học đều bằng tiếng Anh và thi môn tiếng Anh);  Vòng 3: Phỏng vấn. Các học sinh chọn để phỏng vấn đảm bảo đã tham dự đủ các môn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT khóa thi ngày 07/6/2018 và không có bài thi nào bị điểm 0. Số học sinh chọn phỏng vấn khoảng gấp hai lần chỉ tiêu cần tuyển (chọn từ cao xuống thấp theo tổng điểm 4 bài thi ở vòng 2). Thời gian phỏng vấn vào ngày 18/6/2018.

Quá trình tuyển sinh, ngày 7/6, các thí sinh thi vòng 1 và ngày 10/6 thì thi vòng 2. Đến ngày 15/6, khi chưa có kết quả thi vòng 1, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có quyết định duyệt điểm trúng tuyển vào dự phỏng vấn (vòng 3) là 22,25 (tổng điểm 4 môn thi vòng 2). Một ngày sau thì Sở đưa ra danh sách các học sinh dự phỏng vấn vào ngày 18/6.

Như vậy, tại thời điểm ngày 16/6, khi Sở GD&ĐT không biết điểm kỳ thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT quốc gia (đến 22/6 mới công bố điểm) thì làm sao có được danh sách chuẩn xác các học sinh thỏa mãn điều kiện không bị 0 điểm để cho vào vòng 3? 

Mãi cho đến ngày 28/6, Sở GD&ĐT Hà Nội mới có quyết định duyệt điểm chuẩn trúng tuyển (để phỏng vấn) lớp 10 hệ song bằng đối với Trường THPT Chu Văn An (6 điểm) và THPT Hà Nội Amsterdam (6,5 điểm). Vậy, sẽ có trường hợp “dở khóc, dở cười” là thí sinh được tham gia phỏng vấn (vòng 3) vào ngày 18/6 nhưng phải đến 10 ngày sau mới biết mình đã bị trượt ngay từ vòng 1 do dưới điểm chuẩn hoặc có môn bị 0 điểm? 

Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi, tại sao Sở GD&ĐT Hà Nội không chọn học sinh vào vòng 3 trên cở sở kết quả của cả vòng 1 lẫn vòng 2 để tránh tình trạng tréo ngeo như trên?

Ngày 28/6, Sở GD&ĐT mới có Quyết định duyệt điểm chuẩn vòng 1 trong khi các học sinh đã dự phỏng vấn (đợt 3) vào ngày 18/6
Ngày 28/6, Sở GD&ĐT mới có Quyết định duyệt điểm chuẩn vòng 1 trong khi các học sinh đã dự phỏng vấn (đợt 3) vào ngày 18/6

Vì sao phải hạ điểm và có “phỏng vấn đợt 2”?

Ngoài ra, cách công khai điểm tuyển sinh cũng làm nhiều phụ huynh nghi ngờ. Đơn cử, điểm thi vòng 2 đã không được thông báo đến toàn bộ các thí sinh mà chỉ thông báo cho những trường hợp đạt điểm chuẩn. Đến 13h ngày 16/6, trên trang web của Sở GD&ĐT Hà Nội mới có thông báo rằng, Sở chuyển kết quả về các Phòng GD&ĐT và 2 trường THPT Chu Văn An và THPT Hà Nội Amsterdam để công bố cho các thí sinh. Sở GD&ĐT tiếp nhận đơn phúc khảo từ 14h ngày 16/6 đến 14h ngày 17/6. Công bố kết quả phúc khảo trước 19h ngày 17/6. 

Không thể tra cứu hoặc xem qua mạng, một số phụ huynh khi biết thông tin trên đã phải đến tận trường để xem điểm cho con em mình. Tuy nhiên, không thể phụ huynh nào cũng biết được thông tin trên để mà đi xem điểm hoặc gửi đơn phúc khảo theo đúng thời hạn trong vòng 1 ngày như thông báo.

Hơn nữa, danh sách các thí sinh phỏng vấn (vòng 3) vào sáng 18/6 đã được lên từ ngày 16/6. Còn thời gian xem xét, chấm phúc khảo khá ngắn ngủi (từ chiều 16/6 đến 19h ngày 17/6) thì liệu việc chấm phúc khảo có được chính xác hay chỉ là việc làm “cho có”?

Theo Quyết định của UBND TP Hà Nội Hà Nội và kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội thì việc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 18/6 (với số lượng phỏng vấn gấp đôi chỉ tiêu) và không hề nêu về việc “phỏng vấn bổ sung” hoặc “phỏng vấn đợt 2”. Thế nhưng đến ngày 2/7, Sở GD&ĐT đã có quyết định hạ mức điểm chuẩn (vòng 1) của cả hai trường xuống còn 4,5 điểm (tức là giảm từ 1,5 đến 2 điểm) và cho phép các học sinh có điểm thi vòng 2 từ 20 điểm trở lên được tham gia “phỏng vấn đợt 2” (tức giảm 2,25 điểm).

Việc hạ điểm để có “phỏng vấn đợt 2” như trên liệu có hợp lý và không làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của học sinh?

PLVN sẽ tiếp tục thông tin.         

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.