Khúc "Gọi mùa" trên tranh sơn mài

Nghệ sĩ Nguyễn Thái Cớ (ngoài cùng bên trái) trong buổi ra mắt triển lãm tranh. (Ảnh trong bài: Ngọc Hương)
Nghệ sĩ Nguyễn Thái Cớ (ngoài cùng bên trái) trong buổi ra mắt triển lãm tranh. (Ảnh trong bài: Ngọc Hương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tại triển lãm tranh sơn mài của Họa sĩ Nguyễn Thái Cớ với chủ đề “Gọi mùa” (Season Calling), ba mươi hai bức tranh được trưng bày thể hiện những rung động cá nhân tinh tế của họa sĩ với thiên nhiên, đất trời trong sự giao hòa cùng con người.

Triển lãm đánh dấu sự chuyển mình

Họa sĩ Nguyễn Thái Cớ (sinh năm 1976, Hưng Yên) là thành viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam, anh là một cái tên đã tham gia nhiều hoạt động triển lãm tranh với các nhóm họa sĩ từ năm 2006. Nhưng đến năm 2023, mới là thời điểm "chín", để triển lãm tranh sơn mài cá nhân đầu tiên của anh được ra mắt công chúng, với cái tên Gọi mùa.

Ba mươi hai bức tranh, là những cảm xúc, suy tư của người nghệ sĩ trước "vũ điệu" bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Hơn nữa, đó còn là bước chuyển từ tranh mang khuynh hướng ấn tượng, lãng mạn sang “địa hạt” trừu tượng của Họa sĩ Thái Cớ.

Giống như Họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp (Nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) có nhận định: "Ba mươi hai bức tranh được trưng bày, là cả một chặng đường hoạt động nghệ thuật đầy đam mê và tâm huyết của nghệ sĩ Thái Cớ, từ khuynh hướng ấn tượng, pha chút lãng mạn, giờ đã chuyển hẳn sang trừu tượng".

Sinh ra và lớn lên ở làng quê Hưng Yên, Họa sĩ Nguyễn Thái Cớ cho biết, anh yêu vẻ đẹp mộc mạc của ruộng lúa, của những khúc giao mùa, của những truyền thống xa xưa thấm đẫm trong hơi thở cuộc sống nơi đây. Đó là nguồn cảm hứng bất tận để Họa sĩ Thái Cớ thổi hồn vào tác phẩm của mình.

Hoạt động nghệ thuật từ rất sớm, ban đầu Họa sĩ Nguyễn Thái Cơ chủ yếu sử dụng "bút pháp" mang khuynh hướng của trường phái ấn tượng để vẽ những khoảnh khắc đời thường tại quê hương, như lễ hội, hội chợ, phiên chợ người Dao, mùa gặt... Hay những danh lam, di tích thắng cảnh quê hương, đất nước như Bến Đục – Hương Tích, Cầu Thê Húc.

Triển lãm Gọi mùa với nhiều bức tranh có chiều sâu về ý nghĩa.

Triển lãm Gọi mùa với nhiều bức tranh có chiều sâu về ý nghĩa.

Họa sĩ Thái Cớ thường dùng những gam màu nóng, trầm như màu đỏ, màu vàng, với đường nét mờ ảo và các hình tượng độc đáo, nhằm khắc họa vẻ đẹp thơ mộng, mộc mạc pha chút bí ẩn của làng quê truyền thống Việt Nam.

Cảm thức về mùa đã tồn tại trong tranh của Họa sĩ Thái Cớ từ rất lâu, có lẽ bởi cuộc sống của người nông dân ở làng quê Việt Nam bao đời nay luôn gắn liền cùng thiên nhiên, mùa màng “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”, “Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng bảy/ Có mưa tháng ba”.

Vì vậy, có không ít bức tranh của Họa sĩ Thái Cớ được vẽ trước đây, đã mang những cái tên như "Mùa câu cá" (The fishing season), Ngày tháng tư (April days), Mùa trồng lúa (The rice – growing season).

Tuy nhiên, nếu như trước đây, những bức tranh vẫn còn các hình khối, đường nét nhằm thể hiện góc nhìn về con người, thiên nhiên, mùa màng mang đậm bản sắc đồng quê Bắc bộ của họa sĩ. Thì đến với triển lãm cá nhân Gọi mùa, tác giả đã đưa người xem vào một “cõi” độc lập của tâm hồn, không còn những hình ảnh tre trúc, ruộng lúa gắn với thực tại nữa, đây là nơi họa sĩ tạo nên các không gian bằng cảm nhận màu sắc ào ạt, hào hứng đầy say mê.

Sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người

Tại triển lãm Gọi mùa, chia sẻ với phóng viên, Họa sĩ Thái Cớ cho biết: “Theo quan niệm của phương Đông, mỗi mùa có 24 tiết khí, mỗi tiết khí đều có ảnh hưởng đến con người, thiên nhiên, đất trời và môi trường. Đó chính là nguồn cảm hứng để tôi tạo nên ba mươi hai tác phẩm với chủ đề mang tên Gọi mùa".

Tất cả những bức tranh trong triển lãm cá nhân đầu tay, đều được Họa sĩ Thái Cớ dùng chất liệu sơn mài để thể hiện ý tưởng của mình. Anh cho rằng, chất liệu sơn mài truyền thống có nét đằm thắm, đặc sắc, thu hút, giúp anh dễ dàng truyền tải những cảm xúc, rung động về sự giao hòa của bốn mùa trong tự nhiên với tâm hồn con người.

Bức tranh "Lễ hội cầu mưa" là tác phẩm độc đáo thu hút nhiều người xem.

Bức tranh "Lễ hội cầu mưa" là tác phẩm độc đáo thu hút nhiều người xem.

Bằng việc sử dụng những hình dạng, đường nét, màu sắc độc đáo, Họa sĩ Thái Cớ đã mở ra một không gian bên trong, để biểu đạt góc nhìn của cá nhân: “Bằng những bức vẽ trừu tượng, người họa sĩ có thể chủ động tạo nên các không gian. Đặc biệt, tôi muốn người xem tự cảm nhận, kiến giải những bức tranh theo chính trải nghiệm, suy nghĩ của riêng bản thân”.

Từ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và 24 tiết khí như Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh,… anh đã dùng gam màu trầm - đặc trưng của tranh sơn mài như xanh, đỏ, vàng, đen để tạo nên những không gian đặc sắc. Ví dụ bức tranh “Mùa xuân”, từ gam nền màu đen, những ánh xanh nở rộ như hàng trăm trồi non bung tỏa trong tiết xuân, xen kẽ mảng màu vàng tựa ánh nắng rung rinh xuyên qua kẽ lá.

Chất liệu sơn mài có lẽ là hình thức biểu đạt phù hợp nhất cho lời “gọi mùa” của họa sĩ Thái Cớ. Bằng vỏ sò, vàng, bạc, một không gian lung linh, huyền ảo, lấp lánh của tiết trời khi vào Hạ bỗng chốc hiện lên. Màu của nắng, của gió, của cây cỏ giống như một dòng màu sắc cứ chìm xuống, rồi lại lãng đãng trôi theo tiếng gọi mùa miên man.

Và gọi mùa đâu chỉ có 24 tiết khí hay mưa phùn mùa xuân, nắng gắt mùa hạ, gió se mùa đông, mà nó còn là khoảnh khắc giao mùa, là lễ hội cầu mưa. Nổi bật lên giữa phòng triển lãm, là bức tranh “Lễ hội cầu mưa”, Họa sĩ Nguyễn Thái Cớ chia sẻ: “Lễ hội cầu mưa chính là những hình ảnh diễn ra tại quê nhà của tôi. Đó là một vùng đất giao thoa giữa Kinh Bắc và Phố Hiến”.

Giữa phông nền màu đỏ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc và sức mạnh ở phương Đông, hình ảnh của con lân to lớn, Đức Phật trang nghiêm ngồi trên tòa sen hiện lên rõ ràng bằng gam màu vàng, đại diện cho nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Xen kẽ, nhấp nhô trong không gian huyền ảo, là con người nhỏ bé tiệp màu với các đức tối cao đang hòa quyện vào không khí tâm linh cổ truyền bao trùm toàn bộ bức tranh.

Điều thú vị khi nhìn các bức tranh trừu tượng, là người xem không những thấy được cá tính sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ, mà hơn cả đó là tầng nghĩa, bề dày văn hóa, cùng những suy tư, trăn trở của con người. Đặc biệt, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật là mở ra một thế giới mới giúp con người tìm về chính bản thân, tự tò mò, đưa ra câu hỏi, rồi trả lời bằng tiếng nói của mình.

Như chị Hoàng Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Hưng Yên có nhận định: "Khi nhìn vào những bức tranh của Họa sĩ Thái Cớ, tôi vừa thấy độ mãnh liệt, cảm hứng tràn trề, sinh sôi nảy nở của tiếng “gọi mùa”. Nhưng, sâu hơn ở bên trong, mỗi bức tranh để lại cho tôi những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng, lắng đọng, đặc biệt là ở các bức tranh vẽ về giao mùa".

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 7/8, tại 29 Hàng Bài, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.