Khuất tất 30% hãng taxi không phép tại Hà Nội

Thanh tra giao thông Hà Nội đang thực hiện đợt tổng kiểm tra xa taxi từ 10/4 đến 26/4 ( dự kiến có thể kéo dài đến hết tháng 6/2012)  về  các điều kiện hoạt động, chất lượng phương tiện đến tài xế. Kết quả ban đầu cho thấy có tới 30% các hãng taxi đang hoạt động không có giấy phép kinh doanh vận tải (GPKDVT). Liệu đây là “lỗ hổng” trong thực thi pháp luật hay có sự “tiếp tay” từ cơ quan quản lý?

Thanh tra giao thông Hà Nội đang thực hiện đợt tổng kiểm tra xa taxi từ 10/4 đến 26/4 ( dự kiến có thể kéo dài đến hết tháng 6/2012)  về các điều kiện hoạt động, chất lượng phương tiện đến tài xế. Kết quả ban đầu cho thấy có tới 30% các hãng taxi đang hoạt động không có giấy phép kinh doanh vận tải (GPKDVT). Liệu đây là “lỗ hổng” trong thực thi pháp luật hay có sự “tiếp tay” từ cơ quan quản lý?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo số liệu tổng hợp từ Phòng quản lý vận tải (QLVT) thuộc Sở  Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, trên địa bàn TP hiện có 113 hãng taxi hoạt động. Trong đó mới có 79 hãng được cấp GPKDVT, 15 doanh nghiệp (DN) đã kiểm tra nhưng vẫn chưa cấp phép, 9 DN đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, còn lại 10 DN chưa nộp hồ sơ. Như vậy còn tổng số 34 DN đến thời điểm này chưa có GPKDVT (chiếm 30% tổng số hãng taxi). Điều đáng nói ở đây là các DN này vẫn được cấp phù hiệu, và được phép hoạt động.

Hơn 2 năm kể từ khi  Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô  ra đời và gần 2 năm Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực nhưng số hãng taxi  chưa có GPKD vận tải bằng taxi vẫn chiếm đến 30%, vậy tạo sao lại những chiếc taxi các hãng này lại được hoạt động?

Ông Nguyễn Hồng Đạt, Trưởng phòng QLVT giải thích: “Nguyên nhân là do các hãng đã ra đời, hoạt động rồi thì các văn bản pháp luật  quản lý hoạt động của taxi mới ban hành. Chính vì quản lý đi sau, nên dẫn đến bất cập. Trước khi Nghị định 91 được ban hành, hoạt động KDVT bằng taxi ở Hà Nội đã khá phát triển, có khoảng 80 – 90 DN hoạt động. Đến năm 2008, khi Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội thì con số này lên đến gần 100 DN. Tại thời điểm đó Sở GTVT vẫn tiến hành cấp phép hoạt động cho các hãng thông qua việc cấp phù hiệu taxi”.

Theo  Thông tư 14  thì Sở GTVT phải giúp các DN hoàn thành thủ tục pháp lý và tiến hành cấp phép cho các DN. Đồng nghĩa với việc, những DN đã hoạt động mà không đáp ứng đủ các điều kiện, không được cấp đủ 2 loại giấy phép theo quy định, tức là hoạt động trái phép và phải bị xử lý. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai đã nảy sinh những vấn đề bất cập mà nguyên nhân suy cho cùng vẫn là do buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng.

“Nhiệm vụ của Phòng QLVT là thụ lý và thẩm định các hồ sơ của các DN có nhu cầu tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, khi các DN đạt yêu cầu sẽ kiến nghị Sở cấp GPKDVT. Tuy nhiên, do nhân lực có hạn, bên cạnh  công việc này Phòng còn phải làm nhiều việc khác… ”, ông Đạt phân trần.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, GPKDVT có thời hạn 7 năm, còn phù hiệu hoạt động taxi chỉ có thời hạn 1 năm. Như vậy, hẳn là có những uẩn khúc khó lý giải trong việc DN được cấp phù hiệu hoạt động taxi mà không có GPKDVT.

Về những bất cập này, ông Đạt giải thích: “Các DN đã hoạt động từ trước khi có quy định về GPKDVT nên với những DN này Sở vẫn tạo điều kiện cho cho họ được tiếp tục hoạt động để họ hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép kinh doanh. Đến nay Sở cũng đã ra văn bản ấn định thời hạn trước 30/6/2012 các DN phải hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục pháp lý để được cấp GPKDVT theo quy định”.

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc chậm cấp phép là do DN cố tình chậm làm hồ sơ xin GPKDVT. Thực tế tại một số hãng taxi hiện nay có quá ít xe, xe quá niên hạn, không có điểm đỗ, điểm giao ca, thiếu bộ máy quản lý… Họ thành lập DN cốt chỉ để bán thương hiệu, cho thuê phương tiện nhằm thu lợi. Chính vì thế khi Nghị định 91 được ban hành có hàng loạt các DN không thể đáp ứng.

Trường Lưu

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...