Khu tái định cư Hương Sơ 9, 10 (TP Huế) chờ nước sạch: Công ty cấp nước Thừa Thiên Huế nêu lý do hạ tầng chưa bảo đảm

Đường ống được người dân kéo khá xa và thường xuyên bị vỡ gây thất thoát, hao phí nước.
Đường ống được người dân kéo khá xa và thường xuyên bị vỡ gây thất thoát, hao phí nước.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo phản ánh của người dân tại khu tái định cư Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), họ ra đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch.

Khu tái định cư này, người dân đa phần đều phục vụ trong quân đội, trước đây ở Trấn Bình đài (đồn Mang Cá), được di dời và cấp đất tái định cư ra đây.

Bà Võ Thị Minh (ngụ nhà A34, đường Phạm Văn Nghị) cho biết, các hộ dân đều chấp hành việc giải toả. Từ tháng 7/2023, khi bà ra đây, đã phải mua máy bơm câu nước từ ruộng lên xây nhà. Đến gần Tết Nguyên đán, gia đình chuyển đến sinh sống, phải kéo nước sạch “ké” ở khu dân cư Hương Sơ 7.

“Ở đây các xe tải trọng lớn đi lại nhiều khiến đường ống thường xuyên bị vỡ, gây thất thoát nước. Như nhà tôi, ra nơi ở mới, tiền nước sạch tăng 5 lần trước đây”, bà Minh nói.

Chị Nguyễn Thị Thu Phương (44 tuổi, ngụ nhà A27) cho hay, ống nước kéo từ khu khác về nhà chị khá xa và hay bị hỏng, mỗi lần thay ống phải tốn 3 triệu đồng. Chị và 2 hộ khác dùng chung ống nước, cứ khuya là ra khoá ống để tránh thất thoát nước. Tuy nhiên, do dùng chung ống nên nước yếu, phải thay nhau giặt áo quần, thay nhau tắm rửa.

“Chúng tôi mong mỏi địa phương thực hiện chủ trương các hộ dân về nơi tái định cư mới, sẽ có cuộc sống tốt hơn. Mong cơ quan chức năng quan tâm giải quyết để chúng tôi nhanh chóng được cấp nước sạch, ổn định cuộc sống”, chị Phương nói.

Người dân mong muốn sớm được cấp nước sạch để ổn định cuộc sống. (Ảnh: Tám Bảy)

Người dân mong muốn sớm được cấp nước sạch để ổn định cuộc sống. (Ảnh: Tám Bảy)

Ông Trần Quang Cầm (Bí thư Chi bộ tổ dân phố 6) thông tin, khu vực Hương Sơ 9 có 436 lô đất tái định cư, hiện có 30 nhà đang xây dựng. Về số hộ đã chuyển đến ở đường Phạm Văn Nghị là 17 nhà; đường Bãi Sậy 5 và Bãi Sậy 6 có 11 nhà; ngoài ra ở khu Hương Sơ 10 còn 7 nhà đã vào ở. Những nhà này đều chưa được bắc nước sạch để sinh hoạt.

“Ở đây từng được kỳ vọng là khu dân cư tiêu biểu bậc nhất nhưng hiện tại thì chưa được vì thiếu nước. Người dân phản ánh rất nhiều, cho biết không có nước sạch thì không làm ăn gì được, sinh hoạt bất tiện”, ông Cầm cho hay.

Bà Bùi Thị Kim Khuyên (Phó Chủ tịch UBND phường Hương Sơ) cho biết, những lần tiếp xúc cử tri, người dân tái định cư ở khu vực 9 và 10 đều lên tiếng vấn đề chưa có nước sinh hoạt. Mới đây, các hộ dân tại đây đã phản ánh tới Bí thư Thành uỷ và địa phương đang tìm hướng giải quyết.

“Chúng tôi mong mỏi chủ đầu tư, đơn vị thi công dự án cùng Cty CP cấp nước Thừa Thiên Huế ngồi lại và bàn ra hướng tháo gỡ để cấp nước sạch cho người dân”, bà Khuyên nói.

Trả lời phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, giải thích lý do vẫn chưa cấp nước sạch cho dân nơi đây, Cty CP cấp nước Thừa Thiên Huế cho rằng vì hạ tầng chưa bảo đảm. Cty đề nghị chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng & Phát triển đô thị tỉnh cùng với đơn vị thi công khắc phục vấn đề trên; khi đó Cty sẽ sớm bắc nước sạch cho người dân.

Đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế” là cuộc di dân lớn của địa phương, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2019 - 2022 với tổng kinh phí được cấp hơn 1.880 tỉ đồng (di dời dân cư khỏi Thượng thành, Eo bầu). Giai đoạn 2 thực hiện từ 2023 - 2025 (di dời dân cư đang sống ở các di tích thuộc khu vực hai bên trong Kinh thành Huế). Tổng số hộ dân dự kiến di dời khoảng 6.477 hộ dân với khoảng 22.670 nhân khẩu. Đến nay, tỉnh đã cơ bản hoàn thành di dời dân cư ra khỏi di tích Kinh thành Huế của cả hai giai đoạn.

Đọc thêm

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.