Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng mang đến nhiều kỳ vọng

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thông tin về kết quả thu hút FDI trên địa bàn TP và Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng.
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thông tin về kết quả thu hút FDI trên địa bàn TP và Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 4/6, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về kết quả thu hút FDI trên địa bàn TP; thông tin về Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng.

Chủ động, tích cực thu hút đầu tư

​Phát biểu tại Hội nghị, bà Đào Khánh Hà - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng cho biết, Hải Phòng xác định thu hút đầu tư, trong đó thu hút FDI gắn với phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn.

Trong Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ TP cũng ghi rõ, cần huy động tối đa nguồn lực đầu tư vào TP, trong đó chú trọng các nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế TP, tạo nguồn đóng góp cho ngân sách TP. Hơn nửa nhiệm kỳ, TP đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ này, minh chứng rõ nét qua các hoạt động xúc tiến đầu tư và kết quả đầu tư trên địa bàn TP.

​“Bên cạnh đó, ngày 30/5 vừa qua, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hải Phòng cũng nhất trí thông qua Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển KKT ven biển phía Nam Hải Phòng. Việc xây dựng Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng là thực hiện khát vọng phát triển TP theo đúng tinh thần Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ TP. Phấn đấu đến năm 2025, trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; Đến năm 2030, trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á”, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng thông tin.

​Tại hội nghị, ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý KKT Hải Phòng trực tiếp cung cấp thông tin về kết quả thu hút FDI trên địa bàn TP thời gian qua.

Theo đó, Hải Phòng luôn chủ động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, chất lượng, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế TP, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Mục tiêu đến năm 2025, khu vực kinh tế FDI đóng góp 35% vào GRDP TP.

​Trong giai đoạn 2009 - 2023, Hải Phòng thu hút 26,4 tỷ USD vốn FDI; tạo việc làm cho 200.000 lao động. Riêng giai đoạn 2021 - 2023 thu hút được 11,36 tỷ USD, luôn nằm trong top 5 về thu hút FDI của cả nước. Cụ thể hơn, năm 2021, TP đã thu hút đạt 5,298 tỷ USD, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI; năm 2022 đạt 2,083 tỷ USD; năm 2023 đạt 3,5 tỷ USD; tính đến 20/4/2024 đạt 285,74 triệu USD.

​Nhiều tập đoàn lớn đã lựa chọn Hải Phòng là điểm đến đầu tư: Tập đoàn LG - Hàn Quốc có 6 dự án trên địa bàn thành phố có tổng vốn đầu tư trên 7,24 tỷ USD. Tập đoàn Bridgestone - Nhật Bản có tổng vốn đầu tư 1,22 tỷ USD; Tập đoàn Regina Miracle - Hồng Kông (Trung Quốc) có tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Tập đoàn Pegatron - Đài Loan (Trung Quốc) có vốn đầu tư 800 triệu USD.

Các đại biểu dự hội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị.

"Cú hích" cho phát triển kinh tế

​Báo cáo về Đề án thành lập KKT ven biển phía Nam Hải Phòng, ông Lê Trung Kiên cho biết, KKT Đình Vũ - Cát Hải được đánh giá là KKT ven biển thành công nhất cả nước, với hạ tầng kỹ thuật được hoàn thiện đồng bộ, hiện đại. Sự phát triển KKT Đình Vũ - Cát Hải góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu ngành; thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; dần thể hiện vai trò dẫn dắt trong phát triển kinh tế của cả Vùng; thu hút hơn 120.000 lao động với thu nhập bình quân 11,5 triệu đồng/tháng, thuộc mức cao so với các KKT của cả nước.

​Tuy nhiên, việc phát triển KKT Đình Vũ - Cát Hải hiện nay còn tồn tại hạn chế về quỹ đất cho hoạt động phát triển mới, phần lớn các khu vực là lấn biển, phải san lấp, đầu tư đê biển với chi phí lớn, thời gian kéo dài. Trong khi tỷ lệ lấp đầy KKT đến nay đã đạt 80%, dư địa không còn nhiều, khó tranh thủ được dư địa phát triển của TP.

​Cũng theo ông Kiên, việc thành lập KKT ven biển phía Nam Hải Phòng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội đối với TP: Đẩy mạnh thu hút đầu tư; thúc đẩy CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu ngành; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực thuần nông; cơ hội để xanh hoá nền kinh tế, hướng tới phát triển bền vững; đưa Hải Phòng trở thành điểm đầu mối của Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập kinh tế ngày càng sâu.

Mặt khác, KKT ven biển phía Nam Hải Phòng cũng sẽ kích thích thu hút đầu tư và sản xuất của cả vùng Đồng bằng sông Hồng; là trung tâm kết nối các tỉnh theo các hành lang kinh tế, thông qua đó các địa phương tranh thủ các lợi thế của nhau (logistics, du lịch, dịch vụ, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực…) để nâng cao năng lực cạnh tranh vùng.

​Phát triển KKT ven biển phía Nam Hải Phòng là trong những giải pháp chủ yếu giúp Hải Phòng hoàn thành nhiệm vụ “trở thành TP công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á”.

Cụ thể, KKT ven biển phía Nam Hải Phòng dự kiến được thành lập có tuyến cao tốc ven biển, Cảng Nam Đồ Sơn (quy hoạch là cảng cửa ngõ quốc tế và trung chuyển nội địa và quốc tế), sân bay quốc tế Tiên Lãng và 2 tuyến đường sắt (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Nam Định - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Việc thành lập KKT ven biển phía Nam Hải Phòng với những ưu đãi cao nhất để tạo sức cạnh tranh quốc tế nhằm khai thác những tiềm năng vượt trội để Hải Phòng là “trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao”.

​Ngoài ra, TP Hải Phòng cũng định hướng xây dựng KKT ven biển phía Nam Hải Phòng là KKT sinh thái thế hệ 3.0, đa ngành, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, logistics hiện đại, là đầu mối của TP Hải Phòng tham gia chuỗi giá trị và cung ứng khu vực và thế giới; quan tâm giữ gìn giá trị văn hóa và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Đến năm 2030, KKT ven biển phía Nam Hải Phòng trở thành một động lực chủ đạo của nền kinh tế TP Hải Phòng, tương đương với 80% năng lực của KKT Đình Vũ - Cát Hải năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.