Không sớm có giải pháp, Hội An sẽ mất bãi biển?

Bờ biển Hội An bị hư hỏng tan hoang sau đợt bão số 13 vừa qua
Bờ biển Hội An bị hư hỏng tan hoang sau đợt bão số 13 vừa qua
(PLVN) - Hơn 7 km bờ biển Hội An đều bị sạt lở một cách nghiêm trọng; bãi tắm biển Cửa Đại đã không còn, bãi tắm biển An Bàng, Tân Thành nguy cơ sẽ mất chỉ trong 1-2 năm nữa...

Tại Hội thảo đánh giá tình hình sạt lở bờ biển Hội An và phương án đầu tư các công trình bảo vệ biển, do UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND TP Hội An tổ chức ngày 19/11, các ý kiến cho rằng, nếu không kịp thời có giải pháp, Hội An sẽ mất bãi biển.

Bờ biển Hội An đang từng ngày bị tàn phá

Theo đại diện Phòng Kinh tế TP Hội An thông tin, từ năm 2010 đến nay, bằng nhiều nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh và của thành phố, chính quyền TP Hội An đã triển khai kè cứng và kè mềm biển Cửa Đại để hạn chế tình trạng biển xâm thực vào sâu trong đất liền. Đến năm 2016, tổng nguồn kinh phí đầu tư để bảo vệ bờ biển Hội An lên đến 130 tỷ đồng, một số khu vực giảm tình trạng biển xâm thực, hạn chế sạt lở thêm vào bên trong.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng sạt lở diễn ra nghiêm trọng hơn ở khu vực phía bắc bở biển Hội An (thuộc phường Cẩm An, biển An Bàng). Tình trạng sạt lở nặng nhất vào mùa mưa bão năm 2020, nhiều nhà hàng, khu nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gần 8 km bờ biển Hội An đều bị tác động mạnh của sóng biển.

Trước thực trạng đó, chính quyền TP Hội An và các doanh nghiệp du lịch rất lo lắng; bởi tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nhiều công trình, bờ kè bị hư hỏng nặng
 Nhiều công trình, bờ kè bị hư hỏng nặng

Theo ông  Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An, địa phương rất mong các nhà khoa học sẽ đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả để giúp địa phương ngăn chặn nạn sạt lở bờ biển kéo dài và trầm trọng thêm như hiện nay.

Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho hay, thực tế thời gian qua, nhiều tổ chức quốc tế cũng như các nhà khoa học trong và ngoài nước đã khảo sát, đề xuất đưa ra nhiều giải pháp (cả kè cứng lẫn kèm mềm); song bờ biển Hội An vẫn đang từng ngày bị tàn phá, sạt lở nghiêm trong. Do vậy, chính quyền TP mong muốn các ý kiến, giải pháp đặt ra lần này cần có tính toàn diện, đồng bộ nhằm bảo vệ bờ biển Hội An tốt nhất, an toàn nhất.

Địa phương đang kiến nghị với tỉnh để cho phép triển khai phương án xây dựng kè mái nghiên bằng tấm lát bê tông trong hệ khung giằng ngang và dọc bằng bê tông cốt thép nhằm chống sạt lở ven bờ trong mùa mưa bão; đồng thời kết hợp làm kè mỏ hàn bằng ống địa kỹ thuật tạo bãi trong mùa hè. Nếu được UBND tỉnh đồng ý và hỗ trợ kinh phí, Hội An dự kiến phương án này sẽ được thực hiện từ năm 2021 đến 2022 với chiều dài khoảng 1km và tổng kinh phí khoảng 120 tỷ đồng.

Sóng ngoạm vào bờ, "ăn" sạch dãi đất liền bên trong
 Sóng ngoạm vào bờ, "ăn" sạch dãi đất liền bên trong

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia cho rằng, cùng với biến đổi của khí hậu và thời tiết cực đoan, tình trạng sạt lở tại bờ biển Hội  An đang ở mức báo động, nếu không kịp thời có giải pháp hữu hiệu, khả năng biến mất của bãi biển từng được cho là đẹp nhất hành tinh sẽ sớm thành hiện thực.

Nổ lực giữ cho được bờ biển

Theo TS Ngô Anh Đào (Công ty Tư vấn quy hoạch và thiết kế cảnh quan LAPAT International), khu vực biển Hội An và lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn có một đới bờ và địa hình độc đáo, cần được bảo vệ.

“Hội An cần thực hiện các giải pháp bảo vệ bờ biển theo phương châm là “thuận thiên”, không can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Thay vì sử dụng những kè cứng (đá, thép, xi măng), Hội An nên tính đến ý tưởng “thích ứng với thiên nhiên”. Điều này đồng nghĩa với việc Hội An nên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, gần gũi với thiên nhiên và kết hợp với kỹ thuật ổn định bờ phù hợp với điều kiện thực tế cũng như không gian thực tế để xây dựng kè.

Ngoài ra, khi tiến hành đưa ra các phương án bảo vệ bờ biển, Hội An cũng phải hiểu hơn thiên nhiên và ứng xử phù hợp hơn với con nước tại đây để có giải pháp phù hợp; phải tiếp tục nghiên cứu tổng thể và có những đánh giá đầy đủ về sông và dòng chảy; phải thường xuyên quan trắc để đưa ra giải pháp mang tính bền vững, lâu dài, thuận theo tự nhiên chứ không hành động ngược lại với tự nhiên”, TS Ngô Anh Đào đề xuất.

Hội thảo bàn giải pháp "cứu" biển Hội An
 Hội thảo bàn giải pháp "cứu" biển Hội An

Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Thế Hùng (Khoa Thủy lợi, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) cho rằng, giải pháp hiện nay phải chỉnh trị đồng bộ, khép kín, chỗ nào gia cố chưa đủ độ bền vững, tiến hành gia cố lại để sóng biển tấn vào bất kỳ hướng nào cũng không bị ảnh hưởng. 

Đồng tình với ý kiến của GS.TS Nguyễn Thế Hùng, ông  Nguyễn Văn Vỹ, Chi cục Trưởng Chi cục Phòng chống thiên tai Miền Trung và Tây nguyên cho rằng, trước mắt UBND TP Hội An tiếp tục triển khai giải pháp khẩn cấp chờ đến khi triển khai hệ thống kè, xây dựng hệ thống camera giám sat ven bờ, đo đạc kỹ thuật; lấy khoảng 4 triệu m2 khối cát ở khu vực khác để đổ vào khu vực đang mất cát tại bờ biển Hội An.

Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu thông tin về một số dự án mà dự kiến trong thời gian tới tỉnh Quảng Nam sẽ triển khai nhằm bảo vệ bờ biển Hội An. Trong đó theo ông Bửu, tỉnh sẽ thi công kè đá chắn sóng cách xa bờ biển khoảng 250m; đồng thời cũng sẽ triển khai một dự án khác nối kè đá chắn sóng này dài hơn 1km, với khoảng kinh phí khoảng 300 tỷ đồng. Dự kiểm sẽ thi công trong quý 1/2021.

Cùng với đó, ông Hồ Quang Bửu cũng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã cam kết cho phép Quảng Nam sử dụng bãi thải của dự án nạo hút khơi thông Cửa Đại để đổ vào các khu vực đang bị thiếu hụt cát tại bờ biển Hội An. Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ triển khai một dự án khác nhằm chỉnh trị dòng chảy của sông (khoảng hơn 1.000 tỷ đồng) từ khu vực kè Cửa Đại về cửa sông Thu Bồn. Dự án này sẽ triển khai trong năm 2022.

Các công trình ven biển Cửa Đại bị sóng đánh tan tác
 Các công trình ven biển Cửa Đại bị sóng đánh tan tác

Với những vấn đề mà Hội thảo quan tâm, đồng chí Hồ Quang Bửu cho biết, UBND tỉnh cũng đang rất quan tâm và thống nhất chủ trương chung, phải tiến hành đồng bộ, tổng thể (cả kè cứng lẫn kè mềm), không thể làm theo kiểu “răng cưa” như lâu nay; đồng thời cả tỉnh, TP, doanh nghiệp và người dân cùng làm; phải có giải pháp phù hợp và cần có đánh giá kịp thời, không để kéo dài thêm. “Tỉnh sẽ luôn ủng hộ để Hội An tập trung đầu tư xây dựng bờ kè để cứu lấy bờ biển Hội An”- đồng chí Hồ Quang Bửu cho biết thêm.

Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự và khẳng định vai trò và tầm quan trọng mà biển Hội An đang có. Đồng chí khẳng định: “Bờ biển Hội An với các bãi tắm công cộng vốn từng nổi tiếng trên thế giới – là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng gắn với phát triển kinh tế của TP Hội An, của tỉnh Quảng Nam, nhất là kinh tế Du lịch. Vì vậy, nếu không có bờ biển, Hội An xem như mất nguồn tài nguyên quí giá và sẽ khó duy trì được du lịch một cách bền vững”.

Từ năm 2013 đến nay, toàn bộ bờ biển 7km ở Hội An đã bị sạt lở 1 cách nghiêm trọng
Từ năm 2013 đến nay, toàn bộ bờ biển 7km ở Hội An đã bị sạt lở 1 cách nghiêm trọng

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Sơn, thực tế thời gian qua, hơn 7km bờ biển Hội An đang đối mặt sạt lở và biển xâm thực ngày càng mạnh. Đến nay, chỉ sau 7 năm (2013-2020), toàn bộ bờ biển Hội An với hơn 7km đều bị sạt lở một cách nghiêm trọng; bãi tắm biển Cửa Đại đã không còn, bãi tắm biển An Bàng, Tân Thành nguy cơ sẽ mất chỉ trong 1-2 năm nữa. Trong thời gian chờ giải pháp tổng thể và các điều kiện nguồn lực để thực hiện, trước mắt cần có giải pháp để can thiệp, chí ít giữ được bờ biển.

“Phải rút kinh nghiệm để tiếp tục đầu tư kè cứng (kè phá sóng) 1 số đoạn; mời tư vấn có năng lực nghiên cứu giúp đỡ, xác định đường bờ để đầu tư đồng bộ. Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cùng thực hiện; phải tiến hành đồng bộ và bảo đảm mỹ quan, kỹ thuật bờ biển du lịch; có thể mời các nhóm hoặc tổ chức cuộc thi đề xuất ý tưởng kè vừa mỹ quan, vừa bền vững và chi phí hợp lý. Sẽ phải tiếp tục biện pháp chống đỡ ở những khu vực chưa sạt lở nghiêm trọng. Phải làm ngay bây giờ, không để tình trạng sạt lở tiếp tục diễn ra mạnh thêm.

Hội An sẽ hợp đồng các đơn vị tư vấn các giải pháp từ tổng thể đến từng loại kè, tích cực tranh thủ tỉnh hỗ trợ và triển khai các dự án có liên quan. Đẩy mạnh nạo vét Cửa Đại, lấy nguồn cát đưa vào bờ bổ sung khu vực thiếu hụt cát; cần thiết sẽ nghiên cứu kỹ và đề xuất giải pháp hút cát ở bãi Khủng Long mới hình thành gần đây để trả cát về nơi sạt lở”, ông Sơn nói.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.