Không nhìn lỗi người

Không nhìn lỗi người
0:00 / 0:00
0:00
 - Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác. Tuy rằng cũng vâng lời nhưng ít người biết tại sao phải như vậy. Thật ra đó chính là một pháp tu rất vi diệu, đem lại rất nhiều lợi ích trong sự tu tập, cho sự thành tựu đạo quả.

Khi chưa học và hiểu Phật pháp nhiều, chưa có kinh nghiệm tu tập nên tâm chúng ta rất dễ dao động. Nếu như thấy người này xấu, người kia có nhiều lỗi thì chúng ta sẽ sinh tâm phiền não, không được an lạc. Nhiều người vào chùa tu một thời gian, trông thấy một số người trong chùa không cao thượng, thánh thiện như mình tưởng nên bất mãn không tu nữa.

Cho nên khi mới vào đạo, chúng ta được thầy tổ dạy là phải chuyên tâm tu tập, còn việc của người khác thì kệ họ, không phải trách nhiệm của mình, không nên để ý. Điều này không có nghĩa rằng thầy tổ mình muốn che đậy những cái xấu mà thật ra đó là nhằm bảo vệ mình được an toàn trong đạo pháp. Người mới vào đạo cũng như những cây còn non nớt, rất dễ bị tổn thương trước mưa gió. Tuy nhiên khi những cây non ấy lớn lên, chúng sẽ trở nên cứng cáp và đứng vững trước những trận mưa to gió lớn.

Người tu khi đã học sâu Phật pháp, biết được đường lối cũng như kinh nghiệm tu tập thì họ sẽ hiểu được rằng ở đâu cũng có người tốt người xấu. Mặc dù đã đi tu nhưng nghiệp chướng, căn lành của mỗi người khác nhau. Người căn lành nhiều thì việc làm sẽ đúng với đạo pháp, còn người nghiệp chướng nặng thì sẽ có sai phạm.

Khi chưa hiểu thì cho họ là người xấu, rằng tu mà còn tham sân si, rồi sinh tâm bất mãn. Nhưng khi đã hiểu đạo rồi thì ta sẽ không phiền não về những chuyện như thế nữa, ngược lại càng thương họ, vì họ tu vất vả hơn người khác. Và khi chúng ta đã đủ trưởng thành rồi thì thầy tổ sẽ dạy nên nhìn lỗi người để trợ duyên, giúp đỡ họ trong tu tập.

Không nhìn lỗi người còn có một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là để cho tâm không chạy theo ngoại cảnh, giữ tâm không bị phân tán, để cho tâm được tập trung, tạo nền tảng vững chắc cho thiền định. Không những không nhìn lỗi người mà cũng không nhìn việc tốt của người, càng không phê bình đánh giá. Thiền định là mẫu số chung của tất cả pháp môn, là chìa khóa để ngộ đạo. Cho nên điều quan trọng nhất, cần thiết nhất của người tu là an trú tâm mình vào chánh niệm.

Chư Tổ dạy rằng tu ngoài tâm mà mong chứng đạo thì cũng như nấu cát mà mong thành cơm, trọn không thể được. Bởi vì giác ngộ là giác ngộ cái tâm, “tâm-Phật-chúng sinh, tam vô sai biệt”. Cho nên hành giả cần phải quan sát tâm, làm bạn với tâm, sống với tâm một cách liên tục như gà ấp trứng, như dùi cây tìm lửa, không được gián đoạn. Nếu ta nhìn việc của người là hướng tâm ra ngoài, việc tu tập đã bị gián đoạn.

Trong khóa tu thiền của ngài Goenka ở Ấn Độ có một quy định là không được giao tiếp với người khác dù là để đánh thức người ngồi thiền bên cạnh đang ngủ gục. Điều này không phải là ích kỷ mà là để cho hành giả tập trung toàn bộ tâm trí vào bản thân mình trong suốt quá trình thực tập thiền.

Kinh Pháp bảo đàn ghi, khi Tổ Huệ Năng đến chùa Pháp Tánh của ngài Ấn Tông, thấy hai vị Tăng đang tranh cãi về việc gió động hay phướn động. Tổ bước tới nói rằng: “Không phải gió động, cũng chẳng phải phướn động, mà là tâm của nhân giả động”. Không phải nói gió động hay phướn động là sai, mà điều Lục tổ muốn nói ở đây là gió động hay phướn động không quan trọng, vì đó là hiện tượng bên ngoài, không cần quan tâm. Điều cần quan tâm chính là cái tâm của mình, chỉ sợ tâm ta loạn động mà thôi.

Tin cùng chuyên mục

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?

(PLVN) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Năm nay, ngày rằm đầu tiên của năm, tức ngày 15/1 âm lịch nhằm ngày 12/2 dương lịch. Người Việt quan niệm, Rằm tháng Giêng là ăn Tết lại một lần nữa nên thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rất chu đáo.

Đọc thêm

Thanh lọc cơ thể sau Tết

Lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống mỗi người. (Ảnh minh họa - Nguồn: 24H)
(PLVN) - Sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn những món ngon, giàu chất béo nhiều năng lượng. Kỳ nghỉ Tết kết thúc, nhiều người gặp tình trạng kiệt quệ năng lượng do tăng cân, tích mỡ sau một thời gian ít vận động và tham dự quá nhiều bữa tiệc Tết.

Mâm cúng vía Thần Tài theo từng vùng miền

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mỗi năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình và đặc biệt là người kinh doanh buôn bán lại chuẩn bị mâm cúng vía thần Tài với hy vọng mang lại may mắn và tài lộc cho cả năm.

Những điểm lưu ý khi lập ban thờ Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Lập bàn thờ Thần Tài đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn giúp thu hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các nguyên tắc phong thủy quan trọng khi bài trí bàn thờ. Từ vị trí đặt, cách sắp xếp đến các vật phẩm đi kèm, tất cả đều cần tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sự linh thiêng và hiệu quả chiêu tài.

Vía thần tài có được cúng trước không?

Hình minh
(PLVN) - Ngày vía Thần Tài, diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là dịp quan trọng đối với nhiều gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là những người làm kinh doanh, buôn bán.

Ý nghĩa mâm cúng tam sinh trong ngày vía Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Bộ tam sinh (tam sên, tam sanh) là một phần không thể thiếu trong mâm cúng Thần Tài. Việc đặt bộ tam sinh trong mâm cúng Thần Tài mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính và mong muốn một năm mới an lành, tài lộc của gia chủ.

Danh tăng Đất Việt: 'Cứ nhìn tôi là lão nông tăng thanh bần…' (Kỳ 2)

Đức Đệ tam Pháp chủ trong một đàn tràng. Bên trái Ngài là Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ, người có nhiều công đức phước phần xiền xương Phật giáo Việt Nam; bên phải Ngài là Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - "Suốt đời tôi chỉ mong được niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi. Lẽ ra, ngôi vị Pháp chủ chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đầy đủ phúc đức, trí tuệ nắm giữ. Được ủy thác của Giáo hội ngồi lên ngôi cao, xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện”.

Hôm nay mới thực sự là ngày Lập Xuân - khởi đầu năm mới

Hình minh họa
(PLVN) - Hôm nay (3/2/2025) mới thực sự là ngày Lập Xuân 2025 – thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ mới trong thiên nhiên và đời sống con người. Đặc biệt, năm 2025 có đến hai lần Lập Xuân, một hiện tượng hiếm gặp mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm quan trọng để thực hiện nghi lễ cúng tế, xuất hành theo hướng tốt và tuân thủ những điều kiêng kỵ để đón nhận một năm mới bình an, thuận lợi.

Tìm về những chốn linh thiêng ở Vĩnh Phúc

Đền Bà Vĩnh Phúc
(PLVN) - Vĩnh Phúc – vùng đất giao thoa giữa thiên nhiên kỳ vĩ và nét văn hóa tâm linh đặc sắc, là nơi hội tụ những đền chùa, di tích mang đậm dấu ấn lịch sử. Hãy cùng khám phá những chốn linh thiêng, có niên đại lâu đời và hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo ở Vĩnh Phúc.

Khám phá 3 ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất xứ Tuyên

Khám phá 3 ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất xứ Tuyên
(PLVN) - Đền Thượng, đền Ỷ La và đền Bách Thần là những ngôi đền cổ được mệnh danh là linh thiêng bậc nhất ở Tuyên Quang. Những ngôi đền này không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng mà còn là điểm dừng chân tâm linh hấp dẫn của du khách bốn phương.

Danh tăng Đất Việt: Bậc long tượng xuất thế (Kỳ 1)

Danh tăng Đất Việt: Bậc long tượng xuất thế (Kỳ 1)
“Sư là khuôn mẫu là mô phạm của loài người, chí ít là trong cộng đồng người. Nếu không có đạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì dạy người, lấy gì làm gương để mọi người noi theo?”. Trong những ngày theo dấu chân của bậc xuất trần thượng sĩ từ sử liệu đến thực tế, vẳng trong tâm thức nhóm thực hiện loạt bài “Cội tùng Phật giáo Việt Nam” là lời dạy đầy tâm huyết này của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đầu năm lễ gia tiên thế nào để tâm an như ý?

Hình minh họa
(PLVN) -  Lễ cúng gia tiên đầu năm là một nghi thức truyền thống quan trọng trong ngày Tết Nguyên Đán. Việc chuẩn bị đầy đủ và trang nghiêm các lễ vật không chỉ giúp gia đình cầu mong may mắn, tài lộc mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên.

Kiêng kỵ đầu năm con rắn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp sum họp đoàn tụ sau 1 năm, mà còn là khoảng thời gian người Việt rất coi trọng phong tục, tập quán. Trong đó, những điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm mới được lưu truyền từ đời này sang đời khác, với mong muốn tránh xui rủi và đón nhận một năm mới bình an, thịnh vượng. Vậy đâu là những điều cần kiêng kỵ trong dịp đầu năm?

Văn cúng tất niên Tết Ất Tỵ 2025

Mâm cúng Tất niên: Ảnh minh họa
(PLVN) - Tất niên là dịp đặc biệt để gia đình sum họp, nhìn lại một năm đã qua và chuẩn bị chào đón năm mới với nhiều kỳ vọng. Trong không khí ấm cúng ấy, nghi thức cúng tất niên trở thành một phần không thể thiếu, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp. Vậy làm thế nào để chuẩn bị một bài văn cúng tất niên đúng chuẩn và ý nghĩa? Cùng PLVN tham khảo 2 bài văn cúng tất niên sau đây.

Những lưu ý quan trọng khi cúng cỗ tất niên

Ảnh: Nguyễn Hồng Thúy
(PLVN) - Tất niên không chỉ là dịp để gia đình quây quần, tổng kết năm cũ mà còn là thời điểm quan trọng để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cỗ cúng tất niên cần được thực hiện cẩn thận để vừa đảm bảo sự trang nghiêm, vừa tránh những sai sót không đáng có. Từ việc chọn ngày giờ, sắp xếp lễ vật, đến những kiêng kỵ trong khi cúng, mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Năm Ất Tỵ bàn về Rắn trong văn hóa tâm linh và thực tiễn

Năm Ất Tỵ bàn về Rắn trong văn hóa tâm linh và thực tiễn
(PLVN) -Rắn là loài vật đặc biệt trong thế giới tự nhiên, vừa gắn liền với những câu chuyện linh thiêng, vừa mang giá trị thực tiễn cao trong đời sống. Từ tín ngưỡng dân gian đến các nghiên cứu khoa học hiện đại, rắn đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong văn hóa, y học và môi trường sinh thái.