Không nên lạm dụng thuốc bán trên mạng để điều trị F0 tại nhà

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chuyên gia về điều trị bệnh nhân COVID-19 khuyến cáo, không nên lạm dụng thuốc để tự chữa cho bệnh nhân F0, những loại thuốc lan truyền trên mạng hầu như không có tác dụng chữa khỏi COVID-19, chỉ có triệu chứng nào thì chữa triệu chứng đó.

Gần đây số trường hợp mắc, kể cả số trường hợp tăng nặng và nguy kịch có xu hướng gia tăng trên cả nước. Hà Nội vẫn ghi nhận hàng ngàn ca bệnh mỗi ngày, nhưng nhiều người lại tự điều trị F0 tại nhà theo cách của riêng mình, không tham vấn ý kiến bác sĩ, thậm trí tự mua thuốc uống vô tội vạ.

“Thấy mọi người bảo tốt nên dùng”

Thấy đau rát họng, chảy nước mũi, hơi nhức đầu, anh N.V.H ở Hà Đông (Hà Nội) test nhanh 2 lần và đều lên 2 vạch, sau đó có xét nghiệm PCR và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Anh H được y tế phường hướng dẫn và chăm sóc tại nhà. Biết H là F0, nhiều người thân quen đã gửi rất nhiều loại thuốc và khuyên anh sử dụng, trong đó có cả thuốc Molnupiravir, cả thuốc đông y của Trung Quốc. Người thì khuyên uống thuốc này để đỡ nhiễm khuẩn, người thì khuyên uống thuốc kia để đỡ xẹp phổi, đỡ tái nhiễm lần sau...

“Không uống thì sợ mọi người buồn, mà uống thì không biết sẽ ra sao, tôi uống mấy loại đủ 5 ngày, sau 5 ngày test lại vẫn 2 vạch”, anh H kể.

Điều đáng nói là anh H tự ý dùng mà không tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị.

Tương tự, anh N.T.K sống tại Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa) có vợ mắc F0 chia sẻ: "Vợ tôi mới phát hiện F0 được 2 ngày, gia đình đáp ứng điều kiện cách ly và điều trị cho vợ tôi tại nhà, do đó vợ tôi được hướng dẫn điều trị tại nhà, 2 ngày nay vợ chồng tôi cũng lo lắng và cũng hỏi mua nhiều loại thuốc, chúng tôi lựa chọn cả Molnupiravir sản xuất tại Ấn Độ, liên hoa của Trung Quốc".

Anh K cho biết thêm, hiện tại mới uống 1 loại "thuốc" đông y "vì thấy mọi người nói tốt và không ảnh hưởng đến sức khoẻ".

Cả gia đình anh N.M.H sống tại Mỹ Đình mới mắc COVID-19. Rất lo lắng vì trong nhà có 2 trẻ em và bố mẹ già, anh H hỏi bạn bè và mua thuốc Molnupiravir về cho bố mẹ uống.

“Có bệnh vái tứ phương', bây giờ nghe ai giới thiệu tốt thì mình mua về thôi, chứ cũng không hỏi ý kiến bác sĩ, chưa biết tác dụng hay tác hại thực tế sẽ thế nào”, anh H nói.

Những loại thuốc lan truyền trên mạng không có tác dụng

Theo chuyên gia điều trị bệnh nhân COVID-19, “không nên lạm dụng thuốc điều trị F0, dùng vô tội vạ, không lạm dụng những thứ thuốc mà được cho hay tặng, mua theo phong trào trên mạng”.

Vị chuyên gia cho rằng, khi mắc COVID-19 ở thể nhẹ, thì chỉ cần bổ sung nước điện giải như Oresol, tăng cường uống vitamin C, bổ sung ăn đủ dinh dưỡng, còn khi bị nặng thì cần đến bệnh viện điều trị.

Theo chuyên gia, các loại thuốc lan tràn trên mạng không có tác dụng,

Theo chuyên gia, các loại thuốc lan tràn trên mạng không có tác dụng,

Chuyên gia nhấn mạnh, một trong những biểu hiện nặng của bệnh nhân F0 đó là khi SpO2 chỉ số oxy dưới 93% phải đến viện, bao gồm cả trẻ em. Đối với trẻ em, nếu vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì theo dõi tại nhà. Khi các cháu bỏ ăn, mệt mỏi, không vui chơi thì phải đưa đến viện ngay. "Những loại thuốc lan truyền trên mạng không có tác dụng gì, chỉ có triệu chứng nào thì chữa triệu chứng đó", ông nói.

Liên quan đến vấn đề cho rằng các bệnh nhân F0 được điều trị tại nhà sau khi khỏi, không đi khám lại có thể dẫn đến xẹp phổi, vị chuyên gia giải thích, nguyên nhân thứ nhất có thể tình huống này là trước đó phải thở máy nên phổi đã tổn thương nặng; thứ 2, có những người tổn thương phổi rất nặng do thiếu oxy mà không phát hiện ra, sau đó dễ dàng xơ phổi và xẹp phổi.

"Nhưng với người bình thường thì tình trạng đó xảy ra cực kỳ hiếm, xảy ra là phải có biện pháp ngăn chặn sớm", chuyên gia nhấn mạnh, đồng thời lưu ý thêm: “Có người hỏi đi xét nghiệm đông máu cho những người đang mắc COVID-19 điều trị tại nhà, có nên không? Tôi trả lời rằng, việc đó phải là bác sĩ đánh giá mới được. Việc nào cần phải đến bệnh viện thì không thể tự làm ở nhà được”.

Chuyên gia điều trị F0 lần nữa khuyến cáo, việc sử dụng các thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc để điều trị COVID-19 tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tiền mất, tật mang, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dùng. Người dân không tự ý tìm mua các loại thuốc về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Việc sử dụng các thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc để điều trị COVID-19 tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tiền mất, tật mang, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dùng.

Hơn nữa, do thông tin lan truyền trên mạng xã hội rất khác nhau và không được kiểm chứng khiến nhiều người hoang mang về việc uống Molnupiravir vào sẽ gây tác dụng phụ nặng, rất mệt, thậm chí yếu sinh lý... là không có cơ sở khoa học. Hiện tại, thuốc kháng virus được sử dụng trong phác đồ điều trị COVID-19 tại Việt Nam mới chỉ có 3 loại: Molnupiravir, favipiravir, remdesivir...

Các thuốc kháng virus điều trị COVID-19 đều là những thuốc mới được nghiên cứu. Vì vậy, các đặc tính của thuốc cũng như các tác dụng và độc tính vẫn cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu tiếp.

Những trường hợp mắc COVID-19 cần được theo dõi chặt chẽ để có sự hướng dẫn tốt nhất về cách dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ. Người dân không tự ý tìm mua các loại thuốc về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ. Với những bệnh nhân là F0 nếu không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ thì không cần phải dùng các thuốc kháng virus.

(ThS. DS. Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 Trung ương)

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.