Không mong “lịch sử” kiểu này

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Mấy ngày nay những tin dữ về lũ lụt ở Tây Nguyên và các vùng lân cận liên tục được cập nhật và rất đáng lo ngại.

Lo ngại nhất là, theo đánh giá của các chuyên gia khí hậu và thổ nhưỡng, Tây Nguyên vốn có  khí hậu ôn hòa, trên cao nguyên và bình nguyên phẳng lặng này chưa hề xảy ra lũ quét và ngập lụt và giờ thì điều đó đã xảy ra.

Sạt lở hàng chục điểm trên đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã gây ách tắc cho hàng trăm phương tiện và làm rất nhiều người phải chịu cảnh "cơm đường, cháo chợ" chưa biết bao giờ đường mới thông. Đà Lạt - thành phố trong sương mộng mơ giờ chìm trong mưa và lũ ống, ngập lụt đã xảy ra với nơi có địa thế trên cao. Buôn Ma Thuột cũng trong tình trạng tương tự. Vùng thấp hơn, tại đồng Nai cũng đang phải ra sức chống lụt, sơ tán người.

Nguy hiểm hơn và đe dọa trực tiếp đến cuộc sống nhiều người là nguy cơ vỡ đập thủy điện Đa Kar (Đắk Nông). Van xả đáy của cái đập chứa 13 triệu mét khối nước này bị hỏng và nước trong hồ đã dâng lên mức báo động. Hàng trăm hộ dân ở vùng hạ lưu đã phải sơ tán và thân đập đã khoan lỗ, chuẩn bị thuốc nổ để phá đập nếu như vẫn còn mưa lũ.

Phú Quốc - nơi được mệnh danh là Đảo Ngọc giờ đã trở thành "đảo ngập" với mức nước dâng lên trên đường ngập tới nửa mét, dải phân cách thành đập nước chảy qua như thác. Biện pháp ứng phó duy nhất là huy động các lực lượng giúp dân sơ tán lên chỗ cao. Đây là trận ngập chưa từng có tại hòn đảo xinh đẹp này và được "vinh danh" là "trận ngập lịch sử".

Không cần các nhà khoa học hay nghiên cứu chuyên ngành lên tiếng phân tích thì mọi người đã biết được nguyên nhân gây ra những biến cố "lịch sử" này. Tây Nguyên đang dẫn đầu trong danh sách phá rừng và thu hẹp đô che phủ của rừng. Đà Lạt đang trong quá trình bê tông hóa mạnh mẽ và rác đã lấp hết cống thoát nước.

Buôn Ma Thuột cũng để nhà cửa lấn sông Ea Tam - con sông thoát nước của thành phố. Thủy điện hoặc đập chắn nước cứ ra sức xây dựng chiếm chỗ, các con đường dẫn vào đây vô hình trung trở thành việc ngăn lũ thoát. Con người đã phá vỡ cân bằng sinh thái một cách không thương tiếc, không tính toán trước sau,... và tất nhiên, hậu quả đã đến, nhãn tiền và khốc liệt.

Chúng ta không mong gì những trận lũ kinh hoàng hay ngập lụt "lịch sử" - nghĩa là từ trước đến nay bây giờ mới có chuyện đó. Thế mà, phớt lờ những lời cảnh báo, những hậu quả khôn lường đã được báo trước, người ta vẫn tiếp tục xây thủy điện, làm đập ngăn dòng chảy, bê tông hóa nhà cửa và đường sá, đặc biệt, đẩy nhanh tốc độ phá rừng. Đến một lúc nào đó, không còn chỗ mà sơ tán nữa! 

Tin cùng chuyên mục

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.

Đọc thêm

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn
(PLVN) - Theo Bộ KH&ĐT, việc UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành (dự án vốn vay ODA) đến năm 2025 là không có cơ sở. Tỉnh cần làm rõ nguyên nhân không hoàn thành đúng tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.