Không lắp thiết bị giám sát hành trình, tàu cá không được ra khơi

Hiện vẫn còn nhiều tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Hiện vẫn còn nhiều tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
(PLVN) - Quyết liệt gỡ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, sau ngày 1/4/2020, các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên nếu chưa lắp đặt máy giám sát hành trình thì cơ quan chức năng của các tỉnh sẽ kiên quyết không cho phép xuất bến ra khơi khai thác thủy sản.

Nhiều tàu cá chưa lắp đặt thiết bị 

Việc lắp thiết bị tàu cá là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc của chủ tàu, đã được quy định rõ trong Luật Thủy sản số 18/2017/QH15; Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Còn Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không trang bị thiết bị thông tin liên lạc theo quy định.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), tính đến giữa tháng 12/2019, cả nước mới có 4.876/28.923 tàu cá có chiều dài từ 15m đến dưới 24m lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (chiếm 16,8%). 

Mấy tháng qua, để đảm bảo tiến độ theo lộ trình, các cơ quan chức năng và chủ phương tiện tàu cá các tỉnh đang “chạy đua” với thời gian trong việc lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn nên đến thời điểm này, dù chỉ còn một ngày nữa là hết hạn, tiến độ lắp đặt tại các tỉnh vẫn chậm, chưa đáp ứng với yêu cầu, lộ trình đã đề ra.

Bình Định là địa phương đi đầu trong việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá. Tuy vậy, việc lắp đặt đến nay vẫn chưa hoàn tất. Là một trong những địa phương có số lượng tàu cá lớn nhất nước với hơn 6.000 phương tiện, Bình Định có trên 3.100 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước ngày 1/4.

Đến thời điểm này, tỉnh có hơn 2.300 trong tổng số 3.135 tàu cá dài từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. 710 chủ tàu cá đã đăng ký và cam kết sẽ lắp đặt thiết bị này trước ngày 1/4/2020, còn lại 107 chủ tàu không lắp đặt thiết bị buộc phải ký cam kết không khai thác.

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 3.350 tàu đánh cá thuộc diện bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đến nay, tỷ lệ tàu lắp thiết bị đạt rất thấp. Tương tự, Bình Thuận với 1.834 tàu cá thuộc đối tượng lắp thiết bị giám sát hành trình phải hoàn thành trước ngày 1/4/2020 nhưng số tàu đã lắp đặt thiết bị không nhiều. Dù số lượng tàu có chiều dài từ 15 m đến dưới 24 m chỉ 363 chiếc nhưng Quảng Trị cũng không thể đáp ứng được yêu cầu, lộ trình.

Kiên Giang đã triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho hơn 3.200 tàu cá, góp phần đưa tỉnh trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công tác tổ chức triển khai, cũng như có số lượng tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhiều nhất trên cả nước.

Tuy nhiên, hiện có hơn 1.000 tàu cá của tỉnh Kiên Giang đang bị mất kết nối với hệ thống giám sát, trong đó 75% là do các nhà mạng ngắt kết nối do chưa đóng phí.

Quyết liệt xử lý

 Để đẩy nhanh tốc độ lắp đặt thiết bị, nhiều địa phương đã hỗ trợ chủ tàu chi phí lắp đặt. Hà Tĩnh đã hỗ trợ một lần 70% kinh phí mua thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá (máy mới) cho tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên, tối đa không quá 20 triệu đồng/thiết bị. Thiết bị được hỗ trợ phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Luật Thủy sản và Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Tỉnh Bình Định đã hỗ trợ 50% giá trị thiết bị để động viên ngư dân lắp đặt đúng tiến độ mà luật quy định. Ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh này có 3.300 tàu thì việc hỗ trợ 50% thiết bị giám sát này là trên 33 tỷ đồng. Đây là sự nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp tài trợ cũng như của tỉnh. Cái khó về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hiện nay đối với Bình Định vẫn là thời gian khi mà thời hạn đã hết. 

Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, theo đúng lộ trình, nếu sau thời hạn 1/4/2020, tàu cá nào không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sẽ bị rút giấy phép khai thác. “Từ nay đến ngày 1/4/2020, nếu chủ tàu nào không lắp thiết bị giám sát hành trình thì tỉnh không hỗ trợ, tôi yêu cầu Sở NN&PTNT rút giấy phép ngay. Tôi cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện chỉ đạo cho quyết liệt, tất cả các tàu cá mà không đăng ký, đăng kiểm, không có thuyền trưởng, máy trưởng dứt khoát báo cho Sở NN&PTNT xóa tên”, ông Châu nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng khẳng định: “Sau ngày 1/4/2020, những tàu cá từ 15m trở lên không có thiết bị giám sát hành trình sẽ không được cấp giấy phép khai thác và không cho ra khơi”.

Theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP, lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với khối tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m phải hoàn thành xong trước ngày 1/4/2020. Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm nhanh chóng xóa “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC). 

Tuy nhiên, hiện nay số lượng tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát còn nhiều. Nguyên nhân do hoạt động khai thác thủy sản gặp khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp như nguồn nhân lực lao động biển khan hiếm, sản lượng và giá cả sản phẩm thấp… nên nhiều chủ tàu neo bờ, chờ bán tàu.

Một số khác do kinh tế khó khăn nên không lắp đặt thiết bị vì phát sinh nhiều chi phí và muốn địa phương hỗ trợ. Bên cạnh đó, tập quán ngư dân từ nghề cá trước đây hoạt động tự phát, không muốn bị giám sát.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

Đọc thêm

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.