Không hài lòng, Tổng thống Duterte "đe" phạt quan chức

Một sĩ quan cảnh sát nhận tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên trong Chương trình tiêm chủng tại Cảng cá Navotas, ở thành phố Navotas, Metro Manila, Philippines, ngày 10/6/2021. Ảnh: Reuters
Một sĩ quan cảnh sát nhận tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên trong Chương trình tiêm chủng tại Cảng cá Navotas, ở thành phố Navotas, Metro Manila, Philippines, ngày 10/6/2021. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết hôm thứ Tư (3/11) rằng các quan chức chính quyền địa phương sẽ bị trừng phạt nếu không đạt được mục tiêu tiêm chủng COVID-19 khi nước này tìm cách mở cửa nền kinh tế.

Philippines là một trong những chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 ở châu Á. Đến nay, Philippines đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn một phần ba trong số 77 triệu người đủ điều kiện tiêm phòng.

Ông Duterte cho biết "không hài lòng" về "một số lỗi trong chương trình tiêm chủng". Theo ông, không có lý do gì khiến số lượng tiêm chủng hàng ngày không thể tăng lên ít nhất một triệu từ mức trung bình 500.000 vì đất nước có đủ lượng vaccine.

Vì vậy, Tổng thống Philippines yêu cầu, các quan chức địa phương "không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cho chương trình tiểm chủng một cách nhanh chóng nhất" sẽ bị trừng phạt và phải chịu trách nhiệm. Nhưng ông không nêu cụ thể các hình phạt.

Ông Duterte đã yêu cầu cảnh sát và quân đội sử dụng máy bay và trực thăng để vận chuyển vaccine nhanh hơn đến các tỉnh. "Nguồn cung cấp sẽ không còn được thông qua chính quyền tỉnh vì đó sẽ là một bế tắc khác", ông Duterte nói.

Tổng thống Duterte đã dựa rất nhiều vào các lực lượng vũ trang để chống dịch COVID-19. Quân đội đã thực thi một trong những qui định phong tỏa nghiêm khắc nhất thế giới và vận chuyển vật tư y tế đi khắp đất nước và quốc tế.

Cũng tại cuộc họp hôm thứ Ba, Carlito Galvez, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Philiipines, thừa nhận rằng các chính quyền địa phương cần "tăng cường năng lực" để tăng thêm số người được tiêm vaccine hàng ngày.

Chính phủ Philippines đang dần nới lỏng các quy định về COVID-19 và hôm thứ Tư, họ đã thông báo rằng họ sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm hàng đêm được áp dụng ở khu vực thủ đô từ tuần trước.

Chính phủ đã nới lỏng một số hạn chế về đại dịch vào tháng 10, mở các rạp chiếu phim và phòng tập thể dục ở thủ đô và cho phép các nhà hàng và phương tiện giao thông công cộng hoạt động với công suất cao hơn.

Hôm thứ Tư, Phillipines đã tiêm vaccine cho 12,7 triệu thanh niên từ 12-17 tuổi.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.