Không gian Văn hóa Trà Tân Cương – Nơi hội tụ bản sắc đất chè Thái Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không gian Văn hóa Trà Tân Cương là nơi lưu giữ hồn trà, thấm đẫm tinh hoa đất trời Thái Nguyên, mở ra hành trình khám phá di sản trà độc đáo và văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc. Đây là địa chỉ tiêu biểu, góp phần kết nối quá khứ, hiện tại và định hình tương lai của văn hóa trà Thái Nguyên.

Điểm nhấn giữa vùng chè đặc sản Tân Cương

Không gian Văn hóa Trà Tân Cương là điểm kết nối trung tâm trong chuỗi du lịch xanh, trải nghiệm văn hóa trà với phát triển du lịch cộng đồng vùng chè Tân Cương và các điểm đến lân cận như làng nhà sàn sinh thái Thái Hải, khu du lịch Hồ Núi Cốc…

Không gian Văn hóa Trà Tân Cương là nơi lưu giữ hồn trà, thấm đẫm tinh hoa đất trời Thái Nguyên

Không gian Văn hóa Trà Tân Cương là nơi lưu giữ hồn trà, thấm đẫm tinh hoa đất trời Thái Nguyên

Không gian văn hóa trà Tân Cương được xây dựng tại xóm Soi Vàng, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, nơi được coi là trung tâm của vùng chè đặc sản. Công trình được khởi công nhân dịp Thái Nguyên tổ chức Festival Trà Quốc tế lần thứ nhất năm 2011, mang ý nghĩa là một thiết chế văn hóa chuyên đề về trà.

Với quy mô hơn 1,6ha, trong đó tòa nhà chính có quy mô hai tầng với diện tích xây dựng 1.000m². Ngoài không gian kiến trúc, công trình còn bao gồm sân khấu ngoài trời, sân cỏ tổ chức lễ hội nghề chè, đồi chè cảnh quan, cụm điêu khắc bộ ấm trà bằng gốm sứ… tạo nên tổ hợp văn hóa – du lịch hấp dẫn, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên vùng trung du.

Không gian Văn hóa Trà Tân Cương là nơi trưng bày chính với nhiều chuyên đề đặc sắc. Trong đó, có không gian tái hiện mô hình đồi chè Tân Cương thu nhỏ, bộ sưu tập ấm chén pha trà truyền thống, các hiện vật ghi nhận kỷ lục Guinness về văn hóa trà qua các kỳ Festival Trà.

Hiện vật bộ ấm chén pha trà lưu giữ trong Không gian Văn hóa Trà Tân Cương

Hiện vật bộ ấm chén pha trà lưu giữ trong Không gian Văn hóa Trà Tân Cương

Một khu vực chuyên biệt giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển nghề trồng – chế biến chè Thái Nguyên, với các tư liệu, hình ảnh, hiện vật phản ánh quá trình lao động, sáng tạo và gìn giữ truyền thống. Khu vực này cũng giới thiệu quy trình chế biến chè từ thủ công truyền thống tới hiện đại.

Du khách tham quan có thể nhìn thấy đầy đủ các loại dụng cụ hái, sao, vò chè, mô hình máy móc chế biến công nghiệp, cùng hàng loạt ảnh tư liệu về các kỳ liên hoan trà, các hoạt động xúc tiến thương mại – du lịch gắn với chè.

Ngoài ra, còn có khu vực giới thiệu hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Thái Nguyên thăm các vùng chè nổi tiếng, qua đó thể hiện sự quan tâm của các cấp đối với sự phát triển của ngành chè.

Tính đến năm 2025, Không gian Văn hóa Trà Tân Cương đang lưu giữ gần 400 tư liệu, hiện vật, ảnh chuyên đề và hàng trăm mẫu sản phẩm trà đến từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Những bộ sưu tập này giúp khắc họa diện mạo đầy đủ về vùng đất, con người và kỹ nghệ làm trà của Thái Nguyên – nơi được mệnh danh là "Đệ nhất danh trà" của cả nước.

Hiện vật tái hiện hoạt động chế biến chè

Hiện vật tái hiện hoạt động chế biến chè

Không chỉ là nơi trưng bày tĩnh, công trình còn phục vụ các hoạt động biểu diễn, giáo dục trải nghiệm như thi hái chè, trình diễn sao chè truyền thống, hội thảo nghề chè, giao lưu giữa nghệ nhân với học sinh, sinh viên...

Bà Trần Thị Nhiện, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, cho biết. “Đơn vị đã kiến nghị và đề xuất cấp trên thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động bảo tàng và quản lý, khai thác tại Không gian Văn hoá Trà Tân Cương”.

"Thực hiện số hóa hệ thống tài liệu, hiện vật và chuyên đề trưng bày trên nền tảng số. Từng bước triển khai các dịch vụ tham quan trực tuyến, thực tế ảo, tích hợp công nghệ 3D, mã QR, hệ thống thuyết minh tự động... Đây cũng là hướng đi phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện ngành văn hóa – du lịch", bà Nhiện cho biết thêm.

Kết nối di sản – lan tỏa giá trị văn hóa

Không gian Văn hóa Trà Tân Cương không chỉ dừng lại ở chức năng giới thiệu sản phẩm hay quảng bá điểm đến, mà còn mang trong mình sứ mệnh gìn giữ, giáo dục và lan tỏa di sản văn hóa trà đến đông đảo công chúng. Với thiết kế mở, hài hòa cảnh quan và kết nối thuận lợi với các tuyến du lịch nội tỉnh, nơi đây dần trở thành điểm dừng chân lý tưởng trong hành trình khám phá Thái Nguyên – vùng đất “trà và thép”.

Bà Trần Thị Nhiện, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên giới thiệu sản phẩm trà OCOP 5 sao.

Bà Trần Thị Nhiện, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên giới thiệu sản phẩm trà OCOP 5 sao.

Bà Trần Thị Nhiện, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, cho biết: “Chúng tôi xác định rõ rằng, Không gian Văn hóa Trà Tân Cương không chỉ là nơi lưu giữ hiện vật, mà còn là điểm hội tụ, lan tỏa tinh thần và kỹ nghệ trà Thái Nguyên. Mỗi hiện vật, mỗi bức ảnh, mỗi bộ ấm chén đều là một phần ký ức văn hóa, gắn với con người và đất đai vùng chè”.

Theo bà Nhiện, công tác trưng bày và phát huy giá trị di sản luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Đơn vị đang tiếp tục bổ sung hiện vật, xây dựng các mô hình trải nghiệm thực tế, đồng thời ứng dụng công nghệ số trong giới thiệu, trình diễn quy trình làm trà, giúp du khách có thêm trải nghiệm tương tác phong phú.

Không gian trưng bày giới thiệu bộ sưu tập ấm chén pha trà

Không gian trưng bày giới thiệu bộ sưu tập ấm chén pha trà

Song song với đó, phối hợp với các doanh nghiệp, nghệ nhân, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh để sưu tầm, phục dựng một số kỹ thuật sao chè cổ truyền, hướng tới tổ chức lớp truyền dạy nghề chè, nhất là cho thế hệ trẻ tại vùng chè. Đây là cách làm thiết thực để bảo tồn giá trị di sản phi vật thể trong cộng đồng.

Không gian Văn hóa Trà Tân Cương hiện cũng là điểm đến thường xuyên của các trường đại học, trung học phổ thông, nơi tổ chức ngoại khóa cho học sinh – sinh viên về đề tài nông nghiệp bền vững, kinh tế nông thôn gắn với di sản. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về vai trò của chè không chỉ là sản phẩm nông nghiệp mà còn là giá trị văn hóa cần được bảo vệ và phát triển.

Với chức năng là một thiết chế văn hóa chuyên đề, đồng thời là điểm nhấn trên bản đồ du lịch Thái Nguyên, Không gian Văn hóa Trà Tân Cương ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc lưu giữ ký ức vùng đất, quảng bá giá trị văn hóa bản địa và góp phần xây dựng thương hiệu "Trà Thái Nguyên - Đậm đà hương sắc Việt". Đây là minh chứng cho cách tiếp cận văn hóa - du lịch bền vững, đặt yếu tố di sản và cộng đồng làm trung tâm trong chiến lược phát triển của tỉnh Thái Nguyên.

Đọc thêm

Các quốc gia đẩy mạnh thu hút du khách Việt

Các quốc gia đẩy mạnh thu hút du khách Việt
(PLVN) - Với sự kết hợp giữa nền văn hóa đặc sắc, cảnh quan hấp dẫn, chính sách du lịch thuận lợi cùng tour đặc sắc, Hàn Quốc và Singapore đang trở thành hai điểm đến quốc tế hàng đầu của du khách Việt trong những năm gần đây.

Tàu Thống Nhất của Việt Nam dẫn đầu danh sách những tuyến tàu hỏa đẹp nhất thế giới

Tuyến đường sắt Bắc - Nam của Việt Nam (Ảnh: Scenic Vietnam/Shutterstock).
(PLVN) - Hành trình Bắc – Nam bằng tàu Thống Nhất không chỉ là một chuyến đi qua dải đất hình chữ S, mà còn là cuộc phiêu lưu độc đáo giữa thiên nhiên kỳ vĩ và chiều sâu văn hóa, vừa được tạp chí danh tiếng Lonely Planet vinh danh đứng đầu trong danh sách "24 chuyến tàu hỏa tuyệt vời nhất hành tinh" năm 2025.

TP Hồ Chí Minh: Hiệu quả chương trình 'Mỗi quận, huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng'

Bến Nhà Rồng là một địa chỉ thu hút nhiều du khách.
(PLVN) - Sở Du lịch TP HCM vừa có báo cáo về chương trình "Mỗi quận, huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng". Theo đó, chương trình được TP phát động với mục tiêu giúp các quận, huyện nhận diện tiềm năng sẵn có, biến thành những sản phẩm du lịch đặc sắc gắn với văn hóa, lịch sử, ẩm thực hoặc sinh thái của địa phương.

Tour du lịch đêm - 'nguồn sáng' thu hút khách du lịch

Tour đêm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút du khách trong và ngoài nước tham gia.
(PLVN) - Phát triển các tour du lịch đêm đang là một xu hướng được ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương chú trọng phát triển. Du lịch đêm cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo, tăng hiệu suất du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh mặt thuận lợi của những tour du lịch đêm, việc bảo đảm an toàn cho du khách cần được chú trọng.

Trà Lý mùa sen nở mang vẻ đẹp hoang sơ hút hồn du khách

Trà Lý mùa sen nở mang vẻ đẹp hoang sơ hút hồn du khách
(PLVN) - Những ngày đầu hè, cánh đồng sen Trà Lý (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) nở rộ, nhuộm hồng cả một vùng quê yên bình dưới chân núi Hòn Tàu. Không chỉ là nguồn sinh kế cho người dân, đầm sen rộng hàng chục hecta này đang trở thành điểm check-in lý tưởng, thu hút đông đảo du khách và nhiếp ảnh gia đến chiêm ngưỡng, lưu giữ khoảnh khắc giữa thiên nhiên thuần khiết.

Tăng tốc phát triển du lịch Cà Mau

Tăng tốc phát triển du lịch Cà Mau
(PLVN) - Tăng tốc phát triển du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế tỉnh Cà Mau 8% trở lên. Đồng thời, bứt phá tạo đà, tạo thế, tạo lực tăng trưởng hai con số trở lên ở các giai đoạn tiếp theo.

Bà Rịa - Vũng Tàu, cửa ngõ biển của du lịch quốc tế

Ngày càng nhiều siêu tàu du lịch quốc tế chọn BR-VT làm điểm đến.
(PLVN) - Không rực rỡ như những phố cảng trăm năm tuổi, không ồn ào như những bến tàu du lịch sầm uất của châu Á, nhưng Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã, đang lặng lẽ định hình một tương lai lớn: Trở thành điểm đến đón tàu khách quốc tế hàng đầu khu vực phía Nam, một “cửa ngõ biển” thực thụ của ngành du lịch quốc gia.

Chụp ảnh 'sống ảo' - Đừng tự biến mình thành nạn nhân

Một số người trẻ bất chấp nguy hiểm chụp hình ở “mỏm đá tử thần”. (Ảnh: Giáng Ngọc)
(PLVN) - Trào lưu chụp ảnh mạo hiểm để sống ảo, chụp ảnh tự sướng tại các cung đường uốn lượn, chỏm núi cao, gần vực sâu, bên thác nước chảy xiết… và tung lên mạng xã hội để đổi lấy những lượt “like” khiến nhiều du khách thích thú. Nhưng chỉ một cú sảy chân hay đơn giản là một pha mất thăng bằng do quá tập trung vào việc selfie, có thể đẩy họ đến gần hơn với “tử thần” đang chực chờ.

Bình Định khai mạc Lễ hội du lịch hè năm 2025

Bình Định khai mạc Lễ hội du lịch hè năm 2025
(PLVN) - Tối 13/6, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn), UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch hè năm 2025 với chủ đề: “Quy Nhơn- Thiên đường biển- Khát vọng vươn xa”.

Để Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch tàu biển

Du thuyền AIDA đưa khách du lịch cập bến cảng ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. (Nguồn: Đức Đỗ)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam vốn có lợi thế về đường biển dài, dòng biển ấm, với khung cảnh thiên nhiên trong vắt như ngọc. Vì vậy, Việt Nam rất phù hợp để phát triển du lịch tàu biển hạng sang. Hiện nay, loại hình du lịch này đang là một hướng phát triển của nhiều tỉnh, địa phương.

Sắp khai trương Chợ đêm ẩm thực – giải trí Sonasea tại Vân Đồn

Chợ đêm ẩm thực – giải trí Sonasea tại Vân Đồn.
(PLVN) - Sau thành công của Chợ đêm Sonasea Phú Quốc, Tập đoàn CEO tiếp tục mang mô hình Chợ đêm ẩm thực kết hợp giải trí đến với Vân Đồn (Quảng Ninh), hứa hẹn tạo thêm điểm nhấn sôi động cho du lịch địa phương. Chợ đêm Sonasea Vân Đồn dự kiến chính thức khai trương vào ngày 14/6/2025, mở ra không gian mua sắm, thưởng thức ẩm thực và giải trí độc đáo cho người dân và du khách.

Hà Nội thu hút du lịch qua trải nghiệm tour đêm

 Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” vừa ra mắt công chúng. (Ảnh: Ngọc Bích)
(PLVN) - Ngành du lịch Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa trải nghiệm tour đêm, nghe các di sản “kể chuyện” nghìn năm thành điểm nhấn trong du lịch, tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách trong nước và quốc tế.

Quảng Ninh đẩy mạnh du lịch tàu biển, đón gần 50.000 lượt khách trong 6 tháng đầu năm

Quảng Ninh đón gần 50.000 lượt khách trong 6 tháng đầu năm.
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đã đón 35 chuyến tàu biển quốc tế, đưa gần 50.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành du lịch địa phương, đặc biệt trong bối cảnh mùa cao điểm du lịch tàu biển thông thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.