Không được phép quên sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tẹo ở thị xã Sơn Tây. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tẹo ở thị xã Sơn Tây. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
(PLO) - Tối qua (26/7),  Lễ trao bằng Tổ quốc ghi công và khai trương Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ của cả nước đã được tổ chức tại Nghĩa trang liệt sĩ thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính đã thay mặt Đảng, Nhà nước trao Bằng Tổ quốc ghi công cho 30 thân nhân liệt sĩ. 

Nỗ lực hơn nữa trong công tác “đền ơn đáp nghĩa”

Phát biểu sau khi bấm nút khai trương Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ của cả nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ: “Trong không khí trang nghiêm, xúc động này, chúng ta tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã hi sinh vì độc lập, tự do”. 

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng gửi tới các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng lời thăm hỏi ân cần và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Thủ tướng nhấn mạnh, “Chúng ta không quên và không được phép quên sự hy sinh của những anh hùng liệt sĩ vì sự nghiệp cách mạng cao cả và sự tự do của dân tộc”.

Thủ tướng đã biểu dương sự cố gắng của Bộ LĐTB&XH, các cơ quan, địa phương, nhân dân trong việc xác nhận, giải quyết hồ sơ liệt sĩ tồn đọng mà Thủ tướng nhận xét là “việc làm ý nghĩa và nhân văn sâu sắc”; biểu dương Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân, địa phương đóng góp nguồn tư liệu để xây dựng Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ của cả nước. Theo Thủ tướng, “việc khai trương Cổng thông tin là một hoạt động thiết thực kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ”.

Thủ tướng nhắc nhở, “chúng ta đã nỗ lực, có nhiều kết quả trong công tác “đền ơn đáp nghĩa”, nhưng không được dừng lại, phải nỗ lực hơn nữa để người có công được tôn vinh xứng đáng, cuộc sống vật chất, tinh thần của người có công, thân nhân người có công ngày càng tốt đẹp hơn, các nghĩa trang liệt sĩ được khang trang hơn, việc thờ cúng liệt sĩ chu đáo hơn để các anh hùng liệt sĩ mãi mãi được yên nghỉ trong lòng đất mẹ Việt Nam”.

Nhiều hoạt động tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Sáng qua (26/7), tại Hà Nội, đến đến thắp hương tưởng nhớ Liệt sĩ Trịnh Đình Khôi và Liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm; thăm hỏi, nói chuyện với gia đình thân nhân các liệt sĩ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với các anh hùng liệt sĩ, tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước, nhân dân luôn luôn ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ và luôn quan tâm chăm lo gia đình người có công với cách mạng.

Chiều cùng ngày, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng trên địa bàn TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tại các cuộc gặp gỡ, bà Trương Thị Mai đã thay mặt Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những công lao, đóng góp to lớn của các liệt sĩ, các gia đình thương- bệnh binh cho độc lập, tự do của đất nước.

Đi thăm, tặng quà gia đình các thương, bệnh binh trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn bày tỏ mong muốn mỗi thương binh luôn phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, “thương binh tàn nhưng không phế”, nỗ lực vượt qua những nỗi đau bệnh tật để sống tốt, sống vui tươi, vận động gia đình và người thân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực phát triển kinh tế và hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào do Mặt trận phát động, xứng đáng là tấm gương để thế hệ sau học tập và noi theo. 

 Cũng trong ngày 26/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Bản Cơn, thuộc tỉnh Viêng Chăn. Tại buổi lễ, Tham tán Công sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Thanh Tùng xúc động nêu rõ, đây là dịp để tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào, ôn lại truyền thống đoàn kết chiến đấu, cùng chung chiến hào giữa hai dân tộc Việt - Lào.

Các đồng chí lãnh đạo Lào và Hiệp hội Cựu chiến binh Lào hoan nghênh và đánh giá cao Đại sứ quán Việt Nam hàng năm đã tổ chức hoạt động có ý nghĩa này, đồng thời cho biết luôn sẵn sàng tạo điều kiện hết mình để gìn giữ khu di tích, là “địa chỉ đỏ” quan trọng, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam.

Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Trong chuỗi các hoạt động “Tuổi trẻ tri ân các anh hùng liệt sỹ”, vào lúc 19h30 tối qua (26/7), tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đắk Lắk, Trung ương (TƯ) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ với sự tham gia của gần 2.000 đoàn viên, thanh niên của tỉnh Đắk Lắk.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức chương trình cũng trao tặng 10 suất học bổng cho con, em thương bệnh binh và 20 suất quà cho các gia đình thương binh, bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, trong thời gian này, cơ sở Đoàn các cấp cũng tổ chức Lễ thắp nến tri ân anh hùng liệt sỹ đồng loạt tại các nghĩa trang liệt sỹ trên toàn quốc. 

Đặc biệt, trong ngày hôm qua và hôm nay (26-27/7), TƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng tổ chức một số hoạt động tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk như thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng; tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 200 người có công với cách mạng và nhân dân tại xã Đắk Phơi…

Trước đó, tối 25/7, tại Hà Nội, Báo Nhân dân phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Ký ức thời hoa lửa”. Tại chương trình, Ban Tổ chức đã trao tặng quà, sổ tiết kiệm trị giá 20 triệu đồng tới ba Mẹ Việt Nam Anh hùng, đại diện 20 gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương trên cả nước. Tổng số tiền hỗ trợ là 460 triệu đồng.

Đọc thêm

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải.
(PLVN) -  Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.

Kết luận số 169-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Người dân phường Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng mới đến Trung tâm hành chính công làm thủ tục hành chính. Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN
(PLVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 169-KL/TW (ngày 20/6/2025) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (gọi tắt là Kết luận số 169).

Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đọc diễn văn Lễ kỷ niệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

'Bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và trách nhiệm của nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.

Kiên định cốt cách người làm báo trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, hơn lúc nào hết, những người làm báo Việt Nam vẫn phải luôn giữ vững bản lĩnh cách mạng, lập trường, tư tưởng của mình. (Ảnh minh họa: shutterstock)
(PLVN) -  Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng chí Lê Minh Trí - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.

Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…